banner image

Phát triển kinh doanh tại Singapore dành cho người nước ngoài

07/10/2019
Cập nhật lần cuối vào 15/09/2023

Các lưu ý khi thành lập công ty tại Singapore cho người nước ngoài

Nếu bạn là người nước ngoài muốn khởi nghiệp tại Singapore, nhưng nhiều lần gặp vấn đề, hãy đọc bài viết sau đây, bạn đã tìm đúng nơi cho mình.

Bài viết hướng dẫn bạn từng bước quan trọng để thành lập công ty Singapore mà bạn đã mong đợi từ lâu.

1. Một số lưu ý chính cho người nước ngoài khi mở công ty tại Singapore

Ở đây chúng tôi mang đến cho bạn một bản checklist bao gồm một số tiêu chí chính bạn cần hoàn thành trước tiên và quan trọng nhất để đảm bảo bạn – một người nước ngoài, đủ điều kiện làm chủ doanh nghiệp.

Thị thực làm việc (Work visa/pass): Thị thực làm việc, chẳng hạn như Employment Pass (EP) hoặc Entrepreneur Pass, nên là ưu tiên hàng đầu trong số những lưu ý bạn cần nhớ vì thị thực là chứng minh hợp lệ về việc ở lại Singapore của bạn.

Quyền làm giám đốc của chủ sở hữu EntrePass: Có lẽ bạn không biết điều này nhưng với tư cách là người nắm giữ Entrepreneur Pass, được tạm coi là đối tượng cư trú tại Singapore, bạn có thể trở thành giám đốc của chính công ty bạn. Một người có Employment Pass cũng có thể đóng vai trò là giám đốc công ty, nhưng trước tiên họ phải có được Thư chấp thuận từ Bộ Nhân lực Singapore (MOM).

Tìm kiếm đại lý đã được đăng ký tại địa phương: Trong trường hợp bạn không đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký Singpass – chìa khóa cho phép người dùng sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử, bạn cũng có thể thuê một đại lý được cấp phép để đăng ký kinh doanh thay mặt bạn.

Giới hạn độ tuổi: Miễn là bạn trên 18 tuổi và không có vấn đề gì về kinh doanh bất hợp pháp thì bạn đủ cơ sở để bắt đầu kinh doanh tại Singapore.

Cách thức đăng kí: dù trong trường hợp nào, phương tiện duy nhất cho việc đăng ký là dùng ứng dụng điện tử BizFile – một hệ thống nộp đơn trực tuyến được ACRA cấp phép và quản lý.

Bổ nhiệm đại diện địa phương: Employment Pass hoặc Entrepreneur Visa sẽ không mang lại giá trị nếu bạn lên kế hoạch giám sát doanh nghiệp của mình từ bên ngoài Singapore. Trong những trường hợp như vậy, bắt buộc bạn phải đề cử một giám đốc địa phương có nhiệm vụ đảm nhận các nhiệm vụ và trách nhiệm liên quan đến việc đăng ký doanh nghiệp. Một công ty trong vòng sáu tháng kể từ ngày thành lập cũng phải chỉ định một thư ký công ty địa phương để giúp giám đốc thực hiện các nghĩa vụ về hành chính và thủ tục pháp lý.

Ký hợp đồng với nhân viên là người Singapore: Trong quy định về tuyển dụng nhân sự “Fair Consideration Framework” (FCF) – tiêu chuẩn của Bộ Nhân lực đặt ra nhằm mục đích tạo môi trường thuận lợi cho lao động địa phương, bạn sẽ buộc phải tuyển dụng việc làm trên Ngân hàng việc làm (Jobs Bank) do cơ quan Lực lượng lao động Singapore (WSG) quản lý ít nhất 14 ngày trước khi nộp đơn xin Employment Pass. Ngoài ra, cũng có hạn ngạch tuyển dụng tùy theo các ngành nghề dành cho S Pass và Work permit.

Tuân thủ luật pháp: Mặc dù Singapore ủng hộ cách tiếp cận tăng trưởng đối với hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng quy định của ACRA, MOM, IRAS vẫn đảm bảo sự nghiêm ngặt nhất định, do đó trong mọi trường hợp hãy đảm bảo rằng công ty bạn luôn tuân thủ luật.

Địa điểm: Mặc dù là một hòn đảo có diện tích không quá lớn nhưng bạn yên tâm sẽ không thiếu địa điểm sẵn có để bạn thực hiện kinh doanh tại Singapore.

Các lựa chọn gia nhập cho các công ty nước ngoài: Nếu bạn muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình đến Singapore, bạn có thể cân nhắc chọn một chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện hoặc tái định cư công ty của bạn.

Tiếp cận với Cơ quan Chính phủ Singapore: Chính phủ Singapore rất ủng hộ người nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài muốn bắt đầu kinh doanh tại đảo quốc của họ. Các cơ quan như Ủy ban Phát triển Kinh tế, Doanh nghiệp Singapore, và Ban Tiêu chuẩn, Năng suất và Đổi mới là những ví dụ điển hình. Việc tận dụng sự giúp đỡ và lắng nghe lời khuyên của họ là một cách đơn giản giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian.

Hầu hết các công việc trên là những nhiệm vụ phức tạp, khó khăn và thường tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Bạn nên tìm đến các nhà cung cấp dịch vụ đăng ký công ty hoặc chuyên gia tư vấn có chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực này để giúp bạn vượt qua quá trình vất vả này.

2. Các loại thị thực cho người nước ngoài muốn đến quản lý doanh nghiệp tại Singapore

Như chúng ta đã thảo luận ngay từ đầu, người nước ngoài muốn bắt đầu công việc kinh doanh của mình tại Singapore cần xin cấp Employment Pass hoặc Entrepreneur Pass. Bây giờ chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào hai loại thị thực để giúp bạn có được một bức tranh rõ ràng hơn, cũng như giúp bạn nắm được các điều kiện cần thiết để đạt được thị thực.

Employment Pass

Employment Pass, đúng như tên gọi của nó, là một loại thị thực làm việc dành cho nhân viên, quản lý, giám đốc hoặc chủ sở hữu của một công ty tại Singapore, và có thời hạn hiệu lực lên tới 2 năm.

Người nước ngoài được xem là sẽ đủ điều kiện để nộp đơn xin Employemnt Pass nếu đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Lương hàng tháng của bạn cố định ở mức 3.600 đô la Singapore trở lên tùy theo thâm niên
  • Bạn hiện đang đảm nhiệm công việc điều hành, quản lý hoặc công việc chuyên môn tại thời điểm đăng ký
  • Bạn có bằng cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực liên quan từ một trường đại học danh tiếng; hoặc có một hồ sơ việc làm xuất sắc

Theo MOM, các tài liệu sau phải được đính kèm với mẫu đơn xin cấp Employment Pass:

  • Bản sao giấy chứng nhận trình độ học vấn, tiêu biểu như bằng đại học, sau đại học, hoặc bằng cấp cao hơn
  • Một bản sao chi tiết hộ chiếu
  • Trang thông tin cá nhân trong hộ chiếu
  • Hồ sơ doanh nghiệp mới nhất của công ty bạn hoặc thông tin trích xuất (instant information) đã được đăng ký hợp lệ với ACRA

Bạn có thể sẽ được yêu cầu cung cấp thêm tài liệu theo quyết định của MOM tùy thuộc vào từng trường hợp.

Entrepreneur Pass

Entrepreneur Pass hay thẻ doanh nhân, được áp dụng cho các nhà cải cách, nhà đầu tư và doanh nhân. Loại thị thực này được xem là điều kiện thuận lợi cho phép những cá nhân có thành tích được xã hội công nhận (high net worth) bắt đầu kinh doanh và thúc đẩy giá trị cho Singapore.

Một Doanh nhân (Entrepreneur) là cách gọi dành riêng cho cho các chuyên gia thành đạt và giàu có, vì vậy điều kiện để đăng ký cho thẻ doanh nhân cũng khá khắt khe. Sau đây là môt số tiêu chuẩn cơ bản bạn cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ:

  • Bạn nên có một danh mục đầu tư tuyệt vời nếu bạn là nhà đầu tư
  • Bạn nên tích lũy một khoản kha khá hoặc có vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần hoặc nhà đầu tư mạo hiểm nếu bạn là một doanh nhân
  • Bạn nên sở hữu tài sản trí tuệ hoặc đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý trong một lĩnh vực có liên quan nếu bạn là nhà cải cách

Bên cạnh việc gửi biểu mẫu đăng ký, bạn sẽ được MOM yêu cầu gửi kèm theo các tài liệu sau nếu bạn đủ điều kiện được cấp EntrePass:

  • Trang thông tin cá nhân trong hộ chiếu
  • Lời chứng thực hoặc bằng chứng về những thành tựu trong quá khứ để chứng tỏ cho MOM rằng bạn đủ điều kiện để trở thành một nhà đầu tư, một doanh nhân hoặc nhà cải cách
  • Hồ sơ pháp lý mới nhất của công ty bạn nếu bạn đã mở một doanh nghiệp đã đăng ký với ACRA trước thời điểm nộp
  • Một kế hoạch kinh doanh khả thi và hợp lý xây dựng dựa trên ý tưởng kinh doanh của bạn theo mẫu có sẵn trên BizFile

Trên đây là một vài yêu cầu cơ bản, bạn chắc chắn sẽ được yêu cầu cung cấp các tài liệu và thông tin bổ sung.

3. Các loại hình đăng ký kinh doanh cho người nước ngoài

Đến thời điểm này, chắc bạn cũng đã hoàn thành tất cả các tiêu chí cần thiết cho một chủ doanh nghiệp ở Singapore và hiện sẵn sàng thực hiện đăng ký công ty.

Vì Singapore bao gồm tất cả các loại thực thể kinh doanh, nên bạn có thể có một loạt các lựa chọn. Tuy nhiên không phải tất cả trong số các lựa chọn đều phù hợp với một người nước ngoài như bạn. Chúng tôi đã lọc ra danh sách một số loại hình kinh doanh khả thi nhất ở Singapore mà bất kỳ doanh nhân nước ngoài nào cũng nên cân nhắc.

Hãy lưu ý rằng trong hầu hết các trường hợp, bạn nên thuê một đại lý hợp pháp tại Singapore để đăng ký SingPass thay cho bạn vì đây thường là công cụ không thể thiếu trong quá trình đăng ký công ty của bạn.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân rất dễ thiết lập hoặc quản trị, nhưng nó có một rủi ro đáng kể là tất cả các khoản nợ và trách nhiệm nếu có phát sinh sẽ do bạn – chủ sở hữu của doanh nghiệp này chịu hoàn toàn.

Nếu bạn không muốn chuyển đến Singapore, bạn nên đề cử một đại diện được ủy quyền là người “thường trú” tại Singapore, như công dân Singapore, cá nhân cư trú lâu dài tại Singapore (Thường trú nhân) và chủ sở hữu EntrePass.

Nhưng trong trường hợp bạn có ý định chuyển đến Singapore để giám sát doanh nghiệp của mình, bạn nên truy cập trang web MOM trước đó để đăng ký EntrePass.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh có thể được hiểu đại khái là một doanh nghiệp nhỏ gồm ít nhất 2 chuyên gia tận dụng chuyên môn và nguồn lực của họ để tìm kiếm lợi nhuận. Quá trình thiết lập rất đơn giản với điều kiện là bạn hoặc đối tác của bạn được coi là thường trú tại Singapore.

Giống với loại hình doanh nghiệp tư nhân, để mở công ty hợp danh, bạn cũng được yêu cầu là phải bổ nhiệm một người với tư cách là đại diện được ủy quyền và là người thường trú tại Singapore.

Công ty địa phương

Một công ty địa phương là loại hình công ty TNHH và có thể được phân loại thành các công ty tư nhân (private limited) và đại chúng (public limited). Mặc dù phải tuân thủ các yêu cầu báo cáo nhiều hơn, nhưng công ty địa phương mang lại nhiều uy tín hơn cho doanh nghiệp của bạn. Trong tất cả các thực thể kinh doanh tại Singapore, một công ty TNHH tư nhân là loại phổ biến nhất và được khuyên dùng nhất cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Người nước ngoài muốn mở một doanh nghiệp địa phương ở Singapore thuộc hai loại: những người có ý định giám sát công ty của họ từ bên ngoài Singapore và những người muốn chuyển đến nước này để quản lý doanh nghiệp của họ tốt hơn.

Một người nước ngoài muốn ở gần công ty của mình cần phải có EntrePass hoặc Employment Pass do MOM cấp. Còn với những người không thể di chuyển đến Singapore dù bất kỳ lý do gì thì cũng nên xác nhận việc bổ nhiệm người đại diện được ủy quyền thường trú tại Singapore (thường là giám đốc đại diện người địa phương).

Công ty nước ngoài

Đối với người nước ngoài đã có doanh nghiệp hoạt động lâu năm bên ngoài Singapore và hiện muốn thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này, có 4 lựa chọn đầu vào khả thi: chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện hoặc tái định cư nơi đăng kí công ty.

Mỗi một lựa chọn đều có đặc trưng, ưu điểm và nhược điểm riêng. Ví dụ, một văn phòng đại diện có chi phí thấp nhưng chỉ dành cho mục đích nghiên cứu. Trong khi đó, một chi nhánh không được coi là một pháp nhân độc lập, và do vậy không đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện để được miễn thuế.

Để hiểu rõ thông tin về các hình thức này, bạn có thể đọc bài Các loại hình thực thể kinh doanh tại Singapore.

Nếu bạn muốn được tư vấn và hướng dẫn chi tiết về cách bắt đầu kinh doanh tại Singapore cho người nước ngoài, hãy nói chuyện với các nhân viên tư vấn của chúng tôi bằng cách gửi email đến service@bbcincorp.sg. Chúng tôi – công ty BBCIncorp là đối tác lựa chọn của hơn 1000 doanh nhân tại Singapore!

Chia sẻ bài viết này

Bài Viết Gần Đây

Mở Công Ty Con Ở Nước Ngoài Đối Với Doanh Nghiệp

Mở Công Ty Con Ở Nước Ngoài Đối Với Doanh Nghiệp: Nên Hay Không Nên?

Mở công ty ở nước ngoài mang đến những lợi ích gì và có phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp? Tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
24/10/2024
placeholder

Mở Rộng Kinh Doanh Quốc Tế: Những Yếu Tố Cốt Lõi Và Chiến Lược Thành Công

Mở rộng toàn cầu đem đến những cơ hội hấp dẫn cho doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, đa dạng hóa thị trường, và mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng đi cùng nhiều thách thức đáng kể, đòi hỏi lên kế hoạch cẩn thận và triển khai chính xác. Hôm nay, […]

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
19/08/2024
Singapore holding company

Tại Sao Bạn Nên Mở Công Ty Holding Tại Singapore?

Singapore là một quốc gia lý tưởng nhất để thành lập công ty holding. Mô hình holding có thể đem lại cho bạn nhiều lợi ích thuế cũng như sự linh hoạt kinh doanh.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
14/01/2021
Nominee Director in Singapore

Tại Sao Bạn Cần Giám Đốc Chỉ Định tại Singapore?

Giám đốc chỉ định giúp bạn thỏa mãn các yêu cầu pháp lý để thành lập công ty tại Singapore. Bạn có thể thuê giám đốc chỉ định thông qua dịch vụ. Tìm hiểu ngay!

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
25/12/2020
Business Licenses and Permits in Singapore

Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Với Một Số Lĩnh Vực tại Singapore

Một số lĩnh vực kinh doanh tại Singapore yêu cầu bạn phải đăng ký thêm một giấy phép trước khi bước vào hoạt động. Tìm hiểu thêm với BBCIncorp.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
08/10/2020
Singapore vs Hong Kong

Singapore vs Hong Kong: Đâu là Nơi Lý Tưởng Nhất Để Đầu Tư Kinh Doanh?

Singapore và Hong Kong đều là những địa điểm lý tưởng nhất để đầu tư kinh doanh. Nhưng dựa theo các báo cáo, Singapore có lẽ chiếm ưu thế hơn.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
25/09/2020
placeholder

6 Cơ Quan Chính Phủ Singapore Mà Bạn Cần Biết

3 cơ quan chính phủ Singapore mà bạn phải biết là ACRA, IRAS và MOM. Một số các cơ quan khác bạn nên biết là EBD, Enterprise Singapore và MAS.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
31/08/2020
Singapore Company Secretary

Những Điều Cần Biết Về Thư Ký Công Ty tại Singapore

Bổ nhiệm thư ký công ty là một yêu cầu pháp lý tại Singapore. Cùng tìm hiểu những yêu cầu đối với một thư ký và trách nhiệm của thư ký công ty tại Singapore.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
19/05/2020
Trading Company in Singapore

Hướng Dẫn về Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu tại Singapore

Trước khi đi vào hoạt động, công ty thương mại xuất nhập khẩu tại Singapore cần phải đăng ký một số giấy phép chuyên ngành cần thiết

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
13/05/2020
How to set up a company in Singapore

Quy Trình Thành Lập Công Ty Tại Singapore

Quy trình thành lập công ty tại Singapore khá nhanh chóng và không quá phức tạp. Chỉ với 5 bước, bạn đã có thể mở công ty Singapore của mình.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
08/10/2019