banner image

Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Với Một Số Lĩnh Vực tại Singapore

08/10/2020
Cập nhật lần cuối vào 15/09/2023

Đăng ký giấy phép kinh doanh đối với một số lĩnh vực tại Singapore

Quy trình thành lập công ty tại Singapore rất dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, với một số lĩnh vực, thì công ty của bạn cần phải sở hữu các giấy phép kinh doanh nhất định trước khi bước vào hoạt động. Mục đích của việc này là đảm bảo tính chuyên môn của doanh nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan chính phủ dễ dàng quản lý hơn.

Trong bài viết này, BBCIncorp sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về một số giấy phép kinh doanh trong các lĩnh vực phổ biến tại Singapore, cũng như cách thức đăng ký các loại giấy tờ này.

1. Giấy phép kinh doanh cho một số lĩnh vực tại Singapore

Bên dưới là một số lĩnh vực mà trước khi bước vào hoạt động thì doanh nghiệp của bạn cần sở hữu một số giấy phép nhất định:

1.1. Bán lẻ

Các loại cửa hàng bán lẻ khác nhau sẽ đòi hỏi các giấy phép khác nhau. Về tổng quan, có 5 loại cửa hàng thông dụng cần các giấy phép trước khi hoạt động: siêu thị, cửa hàng viễn thông, nhà thuốc, cửa hàng bán rượu hoặc cửa hàng bán mỹ phẩm.

  • Siêu thị: bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh siêu thị (Supermarket License) theo quy định của Luật Sức Khỏe Cộng Đồng.
  • Cửa hàng viễn thông: bạn cần đăng ký giấy phép mua bán (Dealer’s Class License) với Cơ quan Phát triển truyền thông thông tin Singapore (Info-communications Development Authority of Singapore – IDA).
  • Nhà thuốc: bạn cần sở hữu giấy phép chứng nhận đăng ký nhà thuốc từ Cơ quan khoa học về sức khỏe (Health Sciences Authority – HSA).
  • Cửa hàng rượu: giấy phép kinh doanh rượu cần được đăng ký với hội đồng cấp phép (Liquors Licensing Board).
  • Cửa hàng mỹ phẩm: trước khi bán sản phẩm ra thị trường, bạn cần gửi đơn thông báo đến Cơ quan HSA.

Các loại giấy phép khác cũng có thể cần phải đăng ký như giấy phép phát sóng vô tuyến (Non-Residential TV License), giấy phép bản quyền và giấy phép mạng WAN nội bộ (Wide-area private Network Licence).

1.2. Xây dựng

Nếu công ty của bạn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thì bạn phải đăng ký giấy phép xây dựng với Hội đồng kỹ sư (Professional Engineers Board – PEB).

Một số loại giấy phép khác cần cân nhắc như: giấy phép quản lý đường trong quá trình xây dựng, giấy phép điều hành dự án (với Cơ quan môi trường quốc gia), giấy phép xây dựng viễn thông (với Cơ quan IDA) hoặc giấy phép quảng cáo, vân vân.

1.3. Xuất nhập khẩu

Việc bạn cần đăng ký giấy phép nào sẽ phụ thuộc vào hoạt động xuất hay nhập khẩu của doanh nghiệp, và còn phụ thuộc vào loại hàng hóa. Cụ thể:

  • Xuất nhập khẩu mọi loại hàng hóa: bạn cần sở hữu giấy phép IN/OUT Permit qua hệ thống TradeNet cho hoạt động nhập/xuất khẩu.
  • Xuất nhập khẩu hàng hóa bị kiểm soát (controlled goods): bạn cần có sự phê duyệt từ các cơ quan liên quan quản lý mặt hàng đó, thông qua hệ thống TradeNet.
  • Nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao: nhà xuất khẩu hàng hóa đôi khi yêu cầu bạn phải xuất trình Chứng từ nhập khẩu và chứng nhận giao hàng (Import Certificate and Delivery Verification – ICDV).
  • Xuất khẩu hoặc trung chuyển hàng hóa chiến lược: Nếu muốn vận chuyển loại hàng hóa này, hãy đảm bảo rằng bạn đã được cấp phép bởi Cục hải quan Singapore (đây là đơn vị chịu trách nhiệm về Điều luật kiểm soát hàng hóa chiến lược).

1.4. Khách sạn

Nếu muốn kinh doanh khách sạn, bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh khách sạn và giấy phép quản lý khách sạn (Hotel-Keep’s License) với Hội đồng cấp phép (Hotels Licensing Board). Chỉ khi sở hữu các loại giấy phép trên bạn mới có thể sử dụng tòa nhà như một khách sạn và quản lý nó.

Một số giấy phép cần thiết khác khi kinh doanh khách sạn như:

  • Giấy phép phát sóng vô tuyến (Non-Residential TV License)
  • Giấy phép giải trí cộng đồng (Public Entertainment License) và giấy phép giải trí nghệ thuật (Arts Entertainment License) ban hành bởi Cục cảnh sát Singapore.
  • Giấy phép bản quyền
  • Các loại giấy phép liên quan không bắt buộc khác: giấy phép kinh doanh mát-xa, giấy phép quy đổi tiền tệ, giấy phép mở khu hồ bơi, giấy phép mở khu ăn uống (ban hành bởi Cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y), vân vân.

1.5. Spa

Theo bộ luật quy định về kinh doanh dịch vụ mát-xa (Massage Establishment Act) thì doanh nghiệp của bạn cần sở hữu giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ này trước khi bước vào hoạt động. Giấy phép được chia làm 2 loại: Loại 1 và Loại 2.

Nếu phải so sánh, thì giấy phép loại 1 sẽ cho phép doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hơn loại 2. Cụ thể, với giấy phép loại 1, bạn có thể mở cửa dịch vụ không giới hạn, được phép phục vụ đồ uống có cồn, và có thể tuyển dụng đa dạng nhân viên nước ngoài cho nhiều vị trí.

1.6. Tuyển dụng

Với lĩnh vực tuyển dụng, doanh nghiệp của bạn cần được cấp phép bởi Bộ Nhân Lực Singapore (Ministry of Manpower).

1.7. Du lịch

Tương tự, với lĩnh vực du lịch, doanh nghiệp của bạn cần được cấp phép bởi Hội đồng du lịch Singapore (Singapore Tourism Board) để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh.

1.8. Ẩm thực

Theo quy định của Luật Sức Khỏe Cộng Đồng, nếu bạn muốn điều hành một nhà hàng tại Singapore, bạn phải sở hữu giấy phép bán lẻ đồ ăn và đồ uống ban hành bởi Cơ quan Môi trường quốc gia (National Environment Agency – NEA).

Ngoài ra, nếu bạn muốn nhập nguyên liệu từ nước ngoài, bạn cũng phải đăng ký mã số kinh doanh với bộ phận kiểm soát thực phẩm (Food Control Division – FCD) thuộc Cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y (Agri-Food & Veterinary Authority of Singapore – AVA).

1.9. Vận chuyển hàng hải

Những giấy phép cơ bản cho lĩnh vực này là:

  • Giấy phép vận hành phương tiện trong cảng Singapore (Harbour Craft License)
  • Giấy phép vận hành phương tiện ngoài cảng Singapore (Port Clearance Certificate)
  • Giấy phép vận chuyển hàng khách hoặc hàng hóa (Ship Registration Certificate)
  • Giấy phép cho phép thủy thủ làm việc trên tàu hoặc phương tiện (Port Limit Manning License)
  • Giấy phép hạ thủy phương tiện dài hơn 15 mét tại cảng (Launch a New Vessel Permit)
  • Giấy phép vận hành các thiết bị truyền thông radio lắp đặt trên tàu (Ship Station License)
  • Giấy phép bốc xếp, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và tàu thuyền
  • Các giấy phép khác liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hải

1.10. Tổ chức sự kiện

Các giấy phép thông dụng khi tổ chức sự kiện bao gồm:

  • Giấy phép giải trí nghệ thuật (Arts Entertainment License): để tổ chức các sự kiện giải trí và nghệ thuật như diễn kịch, biểu diễn nhạc, múa, triển lãm nghệ thuật, các buổi hòa nhạc, vân vân.
  • Giấy phép sử dụng bản quyền (Copyright Permit): để phát hoặc biểu diễn lại các bản nhạc hoặc video tại các sự kiện.
  • Giấy phép giải trí đại chúng (Public Entertainment License): để tổ chức các buổi sự kiện giải trí đại chúng (không bao gồm sự kiện nghệ thuật).
  • Giấy phép hội chợ thương mại (Trade Fair Permit): để tổ chức hội chợ thương mại.
  • Giấy phép triển lãm động vật (Animal Exhibition License): để tổ chức các sự kiện tham quan động vật hoặc biểu diễn liên quan đến động vật.
  • Các giấy phép khác liên quan đến tổ chức sự kiện

Lưu ý rằng hầu hết các giấy phép chỉ có hiệu lực trong khoảng thời gian diễn ra sự kiện.

1.11. Bất động sản

Bạn cần đăng ký giấy phép với Hội Đồng Đại Lý Bất Động Sản (Council of Estate Agencies – CEA). Ngoài ra bạn cần đăng ký một giám đốc điều hành (Key Executive Officer – KEO) và nhân viên với CEA để doanh nghiệp của bạn bắt đầu hoạt động.

1.12. Báo chí

Các doanh nghiệp xuất bản in ấn được yêu cầu phải có giấy phép báo chí (Newspaper Permit) từ Cơ quan phát triển truyền thông (Media Development Authority of Singapore – MDA) và giấy phép in ấn từ Cơ quan đăng ký báo chí (Registrar of Newspapers).

Các doanh nghiệp xuất bản trực tuyến (online) thì phải đăng ký với Cơ quan MDA trước khi bắt động hoạt động kinh doanh.

Các giấy tờ khác có thể được yêu cầu như giấy phép được quyền sử dụng hình thiết kế của tiền tệ Singapore, giấy phép quảng cáo, giấy phép phát sóng radio, giấy phép mạng WAN, vân vân.

1.13. Giáo dục tư nhân

Các cơ sở giáo dục tư nhân (Private Educational Institutes – PEI) bao gồm trung tâm chăm sóc trẻ em, trường mẫu giáo/nhà trẻ, trường học thuật và không học thuật. Các cơ sở này phải thỏa mãn các điều kiện và đăng ký hoạt động với Bộ Giáo Dục Singapore (Ministry of Education – MOE) hoặc Hội Đồng Giáo Dục Tư Nhân (Council Private Education – CPE).

Các giấy phép cần có sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục tư nhân, bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Giấy đăng ký với Bộ Giáo Dục hoặc Hội Đồng Giáo Dục Tư Nhân
  • Giấy phép hoạt động trung tâm chăm sóc trẻ em
  • Giấy phép hoạt động căn tin / quầy thức ăn / quầy bán cà phê
  • Giấy phép nhập khẩu tài liệu giáo dục
  • Giấy phép đăng tin quảng bá
  • Giấy chứng nhận EduTrust
  • Giấy chứng nhận lớp học chất lượng Singapore

1.14. Quản lý quỹ

Các doanh nghiệp hoạt động quản lý ngân quỹ tại Singapore cần phải có được giấy phép dịch vụ về thị trường vốn (Capital Markets Services License) hoặc phải đăng ký kinh doanh với Cơ quan tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore).

2. Cách đăng ký giấy phép kinh doanh tại Singapore

Cách thuận tiện và dễ dàng nhất để bạn đăng ký giấy phép kinh doanh là thông qua cổng trực tuyến GoBusiness Licensing của chính phủ với tài khoản CorpPass của doanh nghiệp.

2.1. Tổng quan về website GoBusiness Licensing

Đây là cổng tích hợp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký giấy phép kinh doanh và thanh toán trực tuyến. Website có hai phần chính / hai lựa chọn chính:

Lựa chọn cho dịch vụ ẩm thực:

Phần này được thiết kế riêng cho các chủ doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ẩm thực với tính năng hướng dẫn đặc biệt là Guide Journey. Tính năng này được thiết kế để hướng dẫn chi tiết từng bước đăng ký giấy phép kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp đăng ký lần đầu tiên.

Hiện tại thì tính năng Guide Journey chỉ áp dụng với mỗi dịch vụ ẩm thực và hứa hẹn sẽ được phổ cập rộng rãi hơn cho các lĩnh vực khác trong tương lai gần.

Lựa chọn cho tất cả các lĩnh vực còn lại:

Phần này được thiết kế với tính năng tự phục vụ (Self-service), trước đó được biết đến với cái tên LicenseOne. Với tính năng này, người sử dụng có thể đăng ký, cập nhật, gia hạn hoặc hủy bỏ bất kỳ giấy phép nào khi cần thiết.

2.2. Quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh

Quy trình cho lĩnh vực ẩm thực:

Với Guide Journey, quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh khá đơn giản, gồm 3 bước:

  • Cung cấp thông tin về doanh nghiệp của bạn và hoạt động kinh doanh
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh mà bạn cần
  • Thanh toán phí

Quy trình cho các lĩnh vực còn lại:

Với tính năng tự phục vụ Self-Service, bạn sẽ cần thực hiện các bước sau:

  • Chọn giấy phép theo từ khóa, cơ quan chính phủ hoặc ý định kinh doanh của mình
  • Cung cấp các thông tin tổng quan
  • Điền đơn đăng ký
  • Đăng tải các hồ sơ yêu cầu cần thiết
  • Kiểm tra và nộp hồ sơ đăng ký
  • Thanh toán

3. Kết luận

Nhìn chung, với một số lĩnh vực, doanh nghiệp cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh trước khi bước vào hoạt động. Cách dễ dàng và nhanh chóng nhất để đăng ký giấy phép chính là sử dụng website GoBusiness Licensing của chính phủ Singapore.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc thành lập công ty tại Singapore, hãy liên hệ BBCIncorp ngay nhé!

Chia sẻ bài viết này

Bài Viết Gần Đây

Singapore holding company

Tại Sao Bạn Nên Mở Công Ty Holding Tại Singapore?

Singapore là một quốc gia lý tưởng nhất để thành lập công ty holding. Mô hình holding có thể đem lại cho bạn nhiều lợi ích thuế cũng như sự linh hoạt kinh doanh.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
14/01/2021
Nominee Director in Singapore

Tại Sao Bạn Cần Giám Đốc Chỉ Định tại Singapore?

Giám đốc chỉ định giúp bạn thỏa mãn các yêu cầu pháp lý để thành lập công ty tại Singapore. Bạn có thể thuê giám đốc chỉ định thông qua dịch vụ. Tìm hiểu ngay!

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
25/12/2020
Singapore vs Hong Kong

Singapore vs Hong Kong: Đâu là Nơi Lý Tưởng Nhất Để Đầu Tư Kinh Doanh?

Singapore và Hong Kong đều là những địa điểm lý tưởng nhất để đầu tư kinh doanh. Nhưng dựa theo các báo cáo, Singapore có lẽ chiếm ưu thế hơn.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
25/09/2020
placeholder

6 Cơ Quan Chính Phủ Singapore Mà Bạn Cần Biết

3 cơ quan chính phủ Singapore mà bạn phải biết là ACRA, IRAS và MOM. Một số các cơ quan khác bạn nên biết là EBD, Enterprise Singapore và MAS.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
31/08/2020
Singapore Company Secretary

Những Điều Cần Biết Về Thư Ký Công Ty tại Singapore

Bổ nhiệm thư ký công ty là một yêu cầu pháp lý tại Singapore. Cùng tìm hiểu những yêu cầu đối với một thư ký và trách nhiệm của thư ký công ty tại Singapore.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
19/05/2020
Trading Company in Singapore

Hướng Dẫn về Công ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu tại Singapore

Trước khi đi vào hoạt động, công ty thương mại xuất nhập khẩu tại Singapore cần phải đăng ký một số giấy phép chuyên ngành cần thiết

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
13/05/2020
Starting a business in Singapore for foreigners

Phát triển kinh doanh tại Singapore dành cho người nước ngoài

Sẽ có nhiều điều mà một người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp ở Singapore cần cân nhắc, trong đó có các vấn đề liên quan đến thị thực và loại hình công ty.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
08/10/2019
How to set up a company in Singapore

Quy Trình Thành Lập Công Ty Tại Singapore

Quy trình thành lập công ty tại Singapore khá nhanh chóng và không quá phức tạp. Chỉ với 5 bước, bạn đã có thể mở công ty Singapore của mình.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
08/10/2019
Lý do thành lập công ty tại Singapore

Tại sao mở công ty tại Singapore?

Singapore là quốc gia lý tưởng đối với việc đầu tư kinh doanh. Có rất nhiều lý do tại sao bạn nên mở công ty tại Singapore. Hãy cùng khám phá với BBCIncorp.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
07/10/2019