Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lựa chọn về loại hình doanh nghiệp để thành lập tại Singapore. Ba sự lựa chọn nổi bật nhất trong số các loại hình công ty phổ biến tại Singapore chính là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty hợp danh TNHH và công ty tư nhân.
Với những ai vẫn chưa phân biệt được rõ ràng các ba loại hình này, đừng lo lắng, BBCIncorp sẽ giúp bạn! Bằng cách so sánh các khía cạnh quan trọng của ba loại hình này với nhau, BBCIncorp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định phù hợp cho công ty sắp thành lập của mình tại Singapore.
1. Giới thiệu chung về 3 loại hình công ty
Công ty TNHH (Limited liability company – LLC), là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất tại Singapore. Công ty TNHH còn bao gồm nhiều loại, cụ thể hơn là công ty TNHH tư nhân và công ty TNHH đại chúng:
- Công ty TNHH tư nhân là công ty được sở hữu bởi ít hơn 50 cổ đông.
- Công ty TNHH đại chúng là công ty được sở hữu bởi nhiều hơn 50 cổ đông và có thể được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (đối với công ty cổ phần), bao gồm công ty đại chúng TNHH theo cổ phần và công ty đại chúng TNHH theo bảo lãnh.
Thông tin chi tiết có thể được tham khảo trên bài viết của BBCIncorp Hướng Dẫn về Loại Hình Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn tại Singapore.
Công ty hợp danh TNHH (Limited liability partnership – LLP) là loại hình doanh nghiệp được sở hữu bởi ít nhất 2 thành viên (partner) và có thể xem đây là loại hình kết hợp giữa công ty hợp danh và công ty TNHH.
Thông tin chi tiết có thể được tham khảo trên bài viết của BBCIncorp Hướng Dẫn về Loại Hình Công Ty Hợp Danh Trách Nhiệm Hữu Hạn tại Singapore.
Công ty tư nhân (Sole Proprietorship) là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất nhưng rủi ro nhất tại Singapore bởi vì nó chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.
Thông tin chi tiết có thể được tham khảo trên bài viết của BBCIncorp Tìm hiểu về hình thức Doanh nghiệp tư nhân tại Singapore.
2. Công Ty TNHH vs Công ty Hợp Danh TNHH vs Công ty Tư Nhân tại Singapore
Bên dưới là sự so sánh của ba loại hình doanh nghiệp này về các khía cạnh: tư cách pháp lý, thuế, yêu cầu pháp lý, chuyển nhượng quyền sở hữu, tính liên tục, nhận thức cộng đồng, khả năng tăng vốn và thủ tục giải thể doanh nghiệp.
2.1. Tư Cách Pháp Lý
Công ty TNHH | Công ty hợp danh TNHH | Công ty tư nhân |
---|---|---|
Có tư cách pháp nhân riêng biệt | Tư cách pháp nhân riêng biệt | Không có tư cách pháp lý riêng biệt |
Với tư cách pháp lý riêng biệt, công ty TNHH và công ty hợp danh TNHH có thể:
- Kiện và bị kiện dưới tên của doanh nghiệp;
- Mua bán, sở hữu,nắm giữ, phát triển tài sản; và
- Ký kết hợp đồng dưới tên của doanh nghiệp.
Ngược lại, công ty tư nhân không hề có tư cách pháp lý riêng biệt với chủ sở hữu của nó.
2.2. Trách Nhiệm Pháp Lý
Cả công ty TNHH và công ty hợp danh TNHH đều áp dụng mô hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Điều này nghĩa là chủ sở hữu của hai loại hình công ty này sẽ được bảo vệ khỏi các khoản nợ phát sinh của doanh nghiệp vượt quá phần vốn góp vào công ty.
Cụ thể, cổ đông của một công ty TNHH sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn của cổ phần sở hữu. Tuy nhiên, một công ty hợp danh TNHH được sở hữu và điều hành bởi chính các thành viên (partners). Vì vậy mà 1 thành viên của công ty hợp danh TNHH cũng có thể chịu trách nhiệm cá nhân cho các hành động vi phạm hoặc sai trái của mình (nhưng không phải chịu trách nhiệm cá nhân cho các thành viên khác).
Ngược lại, chủ sở hữu của công ty tư nhân có trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Lý do là vì công ty tư nhân không hề có tư cách pháp lý riêng biệt với chủ sở hữu của nó.
Công ty TNHH | Công ty hợp danh TNHH | Công ty tư nhân |
---|---|---|
Trách nhiệm của cổ đông được giới hạn bởi cổ phần của họ | Trách nhiệm của thành viên được giới hạn bởi vốn góp của họ | Trách nhiệm của chủ sở hữu là vô hạn |
2.3. Thuế
Thuế doanh nghiệp áp dụng lên công ty TNHH là ở mức 17%.
Đối với công ty hợp danh TNHH, các loại thuế khác nhau sẽ được áp dụng lên các loại thành viên khác nhau:
- Nếu thành viên là cá nhân, thuế thu nhập cá nhân sẽ được áp dụng.
- Nếu thành viên là tổ chức, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được áp dụng.
Trong khi đó, thu nhập của công ty tư nhân sẽ bị đánh thuế dựa trên chủ sở hữu. Ví dụ, nếu chủ sở hữu là cá nhân, thu nhập của công ty tư nhân sẽ bị đánh thuế dựa trên thuế thu nhập cá nhân, lũy tiến từ mức 0% đến 22%.
Công ty TNHH | Công ty hợp danh TNHH | Công ty tư nhân |
---|---|---|
Ở mức 17% | Thuế thu nhập cá nhân cho thành viên là cá nhân
Thuế thu nhập doanh nghiệp cho thành viên là công ty |
Tương tự chủ sở hữu |
2.4. Yêu Cầu Pháp Lý
Một công ty TNHH cần phải tuân thủ theo nhiều yêu cầu pháp lý. Một số yêu cầu quan trọng là khai báo thông tin hàng năm cho Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán ACRA và khai báo thuế với Cơ quan thuế IRAS.
Trước khi thực hiện nghĩa vụ khai báo, công ty TNHH cũng cần phải tổ chức Đại hội cổ đông thường niên trong thời gian quy định và còn nhiều các công việc hành chính khác cần phải xử lý. Bởi vì tính phức tạp của các yêu cầu pháp lý, công ty TNHH tại Singapore bắt buộc phải bổ nhiệm ít nhất một thư ký để đảm nhậm các yêu cầu về thủ tục hành chính và pháp lý.
Với công ty hợp danh TNHH, số lượng yêu cầu pháp lý cần tuân theo ít hơn hẳn. Yêu cầu chính là doanh nghiệp phải lưu giữ toàn bộ sổ sách tài chính và phải kê khai hàng năm về khả năng chi trả nợ.
Công ty tư nhân thì hầu như không có các nghĩa vụ pháp lý ngoại trừ đóng phí chính phủ hàng năm và khai báo thuế với cơ quan thuế IRAS.
Công ty TNHH | Công ty hợp danh TNHH | Công ty tư nhân |
---|---|---|
Các yêu cầu pháp lý tương đối nhiều | Số lượng yêu cầu pháp lý ở mức trung bình | Số lượng yêu cầu pháp lý rất ít |
2.5. Các Khía Cạnh Khác
Chuyển quyền sở hữu, tính liên tục, nhận thức cộng đồng và khả năng gọi vốn của ba loại hình được mô tả như sau:
Tiêu chí | Công ty TNHH | Công ty hợp danh TNHH | Công ty tư nhân |
---|---|---|---|
Chuyển nhượng quyền sở hữu | Dễ dàng chuyển cổ phần một phần hoặc toàn bộ | Tài sản, sở hữu trí tuệ phải được chuyển nhượng riêng lẻ | Không thể chuyển quyền sở hữu |
Tính liên tục | Sự thay đổi thành viên không ảnh hưởng đến sự tồn tại, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp | Sự thay đổi thành viên không ảnh hưởng đến sự tồn tại, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp | Không có tính liên tục. Vòng đời của doanh nghiệp gắn với chủ sở hữu. |
Nhận thức cộng đồng | Cao | Trung bình | Thấp |
Khả năng tăng vốn | Dễ nhất trong ba loại hình do có khả năng tiếp cận đa dạng các hình thức huy động vốn. | Khó bởi khả năng gọi vốn phụ thuộc năng lực tài chính của các thành viên, hoặc thông qua khả năng vay mượn. | Khó bởi vì vốn góp bởi duy nhất chủ sỡ hữu, và không có sự tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty nên khó huy động vốn. |
Chính vì có các quy định cụ thể và rõ ràng về chuyển nhượng quyền sở hữu thông qua cổ phần cũng như có cấu trúc ổn định, công ty TNHH tạo nên một sự an toàn và uy tín trong mắt cộng đồng và các tổ chức tài chính. Vì vậy, công ty TNHH có nhiều cơ hội hơn để vay vốn từ các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính, nghĩa là nó có khả năng tăng vốn và mở rộng tốt hơn.
2.6. Thủ Tục Đóng Cửa Doanh Nghiệp
Công ty TNHH | Công ty hợp danh TNHH | Công ty tư nhân |
---|---|---|
Giải thể hoặc hủy đăng ký kinh doanh | Giải thể hoặc hủy đăng ký kinh doanh | Khai báo với ACRA thông qua cổng BizFile |
3. Tổng Kết
Bạn có thể tham khảo bảng tóm tắt dưới đây để xem lại các khía cạnh quan trọng của ba loại hình: công ty TNHH, công ty hợp danh TNHH và công ty tư nhân tại Singapore:
Tiêu chí | Công ty TNHH | Công ty hợp danh TNHH | Công ty tư nhân |
---|---|---|---|
Tư cách pháp lý | Tư cách pháp nhân riêng biệt | Tư cách pháp nhân riêng biệt | Không có tư cách pháp lý riêng biệt |
Trách nhiệm pháp lý | Trách nhiệm của cổ đông được giới hạn bởi cổ phần của họ | Trách nhiệm của thành viên được giới hạn bởi vốn góp của họ | Trách nhiệm của chủ sở hữu là vô hạn |
Thuế | Ở mức 17% | Thuế thu nhập cá nhân cho thành viên là cá nhân
Thuế thu nhập doanh nghiệp cho thành viên là công ty |
Tương tự chủ sở hữu |
Yêu cầu pháp lý | Các yêu cầu pháp lý nhiều hơn các hình thức khác | Số lượng yêu cầu pháp lý ở mức trung bình | Số lượng yêu cầu pháp lý rất ít |
Chuyển nhượng quyền sở hữu | Dễ dàng chuyển nhượng cổ phần một phần hoặc toàn bộ | Tài sản, sở hữu trí tuệ phải được chuyển nhượng riêng lẻ | Không thể chuyển quyền sở hữu |
Tính liên tục | Sự thay đổi thành viên không ảnh hưởng đến sự tồn tại, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp | Sự thay đổi thành viên không ảnh hưởng đến sự tồn tại, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp | Không có tính liên tục |
Nhận thức cộng đồng | Cao | Trung bình | Thấp |
Khả năng tăng vốn | Dễ nhất trong ba loại hình | Khó bởi vì vốn là do đóng góp của thành viên | Khó bởi vì vốn góp bởi duy nhất chủ sỡ hữu |
Đóng cửa doanh nghiệp | Giải thể hoặc hủy đăng ký kinh doanh | Giải thể hoặc hủy đăng ký kinh doanh | Khai báo với ACRA thông qua cổng BizFile |
Dựa vào các tiêu chí vừa so sánh, nếu bạn có kế hoạch thành lập công ty tại Singapore và muốn phát triển mở rộng doanh nghiệp theo thời gian thì công ty TNHH là một quyết định đúng đắn. Lý do là vì loại hình này tuân thủ theo các quy định rõ ràng về doanh nghiệp, có cấu trúc ổn định và có khả năng gọi vốn tốt hơn.
Nếu bạn muốn hợp tác để làm việc cùng các đối tác trong cùng lĩnh vực nhằm sử dụng năng lực chuyên môn của mình để tìm kiếm lợi nhuận, nhưng vẫn muốn bản thân được bảo vệ khỏi các khoản nợ của doanh nghiệp, đồng thời không muốn bị các yêu cầu pháp lý rườm rà trói buộc, thì công ty hợp danh TNHH nên được bạn cân nhắc.
Còn nếu bạn muốn có toàn quyền quyết định về doanh nghiệp bao gồm cả lợi nhuận, công ty tư nhân là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên hãy cân nhắc về các hạn chế của loại hình này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các loại hình doanh nghiệp tại này, hoặc bạn đang có ý định thành lập công ty của mình tại Singapore, hãy liên hệ với BBCIncorp ngay! BBCIncorp là nhà cung cấp dịch vụ mở công ty uy tín tại Singapore.
Chia sẻ bài viết này