banner image

Giới thiệu về Công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore

07/10/2019
Cập nhật lần cuối vào 15/09/2023

Công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore

Công ty tư nhân miễn trừ là một trong những yếu tố thu hút các doanh nhân đến với Singapore. Loại công ty này mang lại các ưu đãi về thuế và lợi thế chiến lược chỉ dành cho các doanh nghiệp ở giai đoạn “phôi thai”, biến Singapore thành một mảnh đất tuyệt vời cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày tổng quan về Công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp cho công ty mà bạn mong đợi.

1. Công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore là gì?

Tại Singapore, thuật ngữ Công ty tư nhân miễn trừ (Exempt Private Company – EPC) được áp dụng cho bất kỳ công ty TNHH tư nhân nào tại Singapore có tối đa 20 cổ đông, trong đó tất cả phải là cá nhân và không ai là pháp nhân.

Như được thể hiện trong chính tên gọi của loại công ty này, EPC có quyền miễn trừ một số gánh nặng thuế và các yêu cầu kiểm toán.

Việc chỉ đích danh một công ty EPC cũng khá dễ dàng vì hầu hết các tính năng của nó tương tự với các loại hình công ty TNHH tư nhân. Dưới đây là một số đặc điểm và hạn chế của EPC bạn cần biết:

Giám đốc: Bạn được yêu cầu bổ nhiệm ít nhất một giám đốc để đảm nhiệm quản lý và trách nhiệm ủy thác đối với EPC. Cá nhân chủ chốt này phải là cư dân địa phương, nghĩa là công dân Singapore, cá nhân cư trú lâu dài tại Singapore (thường trú nhân), chủ sở hữu EntrePass, Employment Pass hoặc Dependant’s Pass. Các giám đốc khác có thể thuộc bất kỳ quốc tịch nào miễn là phù hợp theo luật pháp Singapore.

Cổ đông: Số lượng cổ đông tối thiểu là 1 và giới hạn tối đa là 20. Một doanh nghiệp không được giữ bất kỳ cổ phần nào trong EPC. Theo Luật Doanh Nghiệp tại Singapore (the Company Act), một cổ đông có thể đóng vai trò đồng thời là giám đốc.

Thư ký công ty: Bạn được giới hạn khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày thành lập công ty để bổ nhiệm vị trí thư ký công ty – yếu tố quan trọng trong việc đăng ký EPC. Cá nhân này phải thường trú tại Singapore, có trình độ chuyên môn cao và có chuyên môn liên quan về quản trị để đảm bảo sự thống nhất trong việc tuân thủ quy định của công ty.

Các cuộc họp: Bạn bắt buộc phải triệu tập cuộc họp cổ đông thường niên đầu tiên trong vòng 18 tháng kể từ khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động. Mỗi cuộc họp tiếp theo phải được thực hiện tiếp trong khoảng thời gian tối đa là 15 tháng.

Vốn thực góp ban đầu: Bạn có nghĩa vụ phải trả một khoản vốn cổ phần tối thiểu là 1 đô la Singapore để công ty của bạn được “bật đèn xanh” cho việc thành lập.

Địa chỉ công ty: Phải có một địa chỉ văn phòng đã đăng ký tại Singapore, địa chỉ hộp thư bưu điện sẽ không được chấp nhận.

2. Hai loại công ty tư nhân miễn trừ phổ biến tại Singapore

Khả năng thanh toán các khoản nợ sẽ quyết định loại EPC phù hợp cho công ty bạn. Nếu công ty bạn có thể trả hết nợ khi nợ đến hạn, công ty được phân loại là EPC có khả năng thanh toán (solvent EPC). Ngược lại, nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ và thay vào đó là các khoản nợ mặc định, thì công ty được xem là là EPC không có khả năng thanh toán (insolvent EPC).

Theo ACRA, các yêu cầu báo cáo hằng năm của mỗi loại trong số 2 loại này là khác nhau:

EPC không có khả năng thanh toán có nghĩa vụ phải nộp một bộ báo cáo tài chính đầy đủ ở định dạng XBRL hoặc dữ liệu nổi bật của báo cáo tài chính (FSH) ở định dạng XBRL, kèm theo bản sao PDF của báo cáo tài chính của bạn; trong khi đó

EPC có khả năng thanh toán được miễn nộp báo cáo tài chính. Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn tốt nhất là nên hoàn thành yêu cầu nộp báo cáo hằng năm giống với loại EPC không có khả năng thanh toán.

3. Làm thế nào để đăng ký một công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore?

Thủ tục đăng ký cho EPC có vẻ khá đơn giản.

Trước tiên bạn cần phải đăng ký tên doanh nghiệp. Vì EPC được xem là công ty tư nhân hữu hạn, nên tên công ty phải kết thúc bằng “Private Limited”, “Pte. Ltd” – viết tắt của private limited, hoặc “EPC” đối với Công ty tư nhân miễn trừ.

Sau đó, bạn thành lập công ty bằng cách nộp điều lệ hoạt động công ty cho Cơ quan đăng ký công ty (CR) để được xem xét và phê duyệt.

Dù quyết định có được phê duyệt hay không thì kết quả sẽ được thông báo qua địa chỉ email mà bạn đã cung cấp.

Nếu được thông qua, bạn sẽ được cấp (1) Số định danh công ty (Unique Entity Number) đóng vai trò là số nhận dạng EPC của bạn và (2) Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

Sau đó, bạn nên ủy quyền cho thư ký phát hành giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các cổ đông khẳng định lại số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ. Thư ký cũng sẽ chịu trách nhiệm lưu hành Nghị quyết Hội đồng quản trị đầu tiên và chuẩn bị Nghị quyết thông qua việc mở tài khoản ngân hàng khi cần thiết để đăng ký tài khoản ngân hàng.

4. Lợi ích của công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore

Để xây dựng hình ảnh của Singapore như điểm đến lý tưởng để khởi nghiệp và giảm bớt gánh nặng về chi phí tuân thủ cho các công ty nhỏ, chính phủ đã công bố phê chuẩn sửa đổi năm 2003 đối với Luật công ty (the Company Act), đánh dấu sự khởi đầu của EPC.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày một số lợi ích của EPC mà bạn nên biết.

Yêu cầu tuân thủ ít hơn

Theo sửa đổi này, điều kiện mà EPC có thể được miễn nộp báo cáo tài chính hàng năm là công ty phải có khả năng thanh toán tại thời điểm đăng ký. EPC cũng có thể được miễn thực hiện kiểm toán hàng năm nếu đáp ứng ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau cho năm tài chính thứ nhất hoặc thứ hai sau khi thành lập:

  • Tổng doanh thu hàng năm của nó bằng hoặc dưới 10 triệu đô la;
  • Tổng tài sản bằng hoặc dưới 10 triệu đô la;
  • Tổng số nhân viên bằng hoặc ít hơn 50

Thay vào đó, tất cả các giám đốc và thư ký công ty phải ký một tuyên bố về khả năng thanh toán, mẫu quy định có sẵn trực tuyến, sau đó nộp cho Cơ quan Quản lý doanh nghiệp và Kế toán tại Singapore (ACRA).

Ngoài ra, công ty bạn vẫn phải có trách nhiệm cập nhật đúng các hồ sơ kế toán và lập báo cáo tài chính theo Luật Công ty và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Singapore (FRS).

Bất kỳ trường hợp nào khác mà công ty của bạn không đạt được các tiêu chí đã nói ở trên, nghĩa vụ nộp báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính hàng năm sẽ được áp dụng như bình thường.

Miễn thuế cao hơn

Năm 2005, chính phủ Singapore đã đưa ra kế hoạch miễn thuế cho công ty khởi nghiệp với mục đích tiếp tục phát triển tinh thần kinh doanh và đổi mới – hai yếu tố đã kích thích sự tăng trưởng theo cấp số nhân mà Singapore đạt được gần đây.

Theo kế hoạch này, các EPC mới thành lập được miễn thuế một phần trên 200.000 đô la thu nhập chịu thuế đầu tiên mỗi năm trong 3 năm đầu tiên kể từ Năm đánh giá (YA) 2020 trở đi.

Cụ thể hơn, 75% của $100.000 thu nhập đầu tiên và 50% của $100.000 thu nhập tiếp theo sẽ không bị đánh thuế tại Singapore. Tóm lại, tổng khoản thu nhập được thuế tối đa có thể lên đến $125.000 cho mỗi năm trong 3 năm đầu bạn thành lập công ty tại Singapore.

Một lưu ý khác là, chương trình này không áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Các công ty chuyên đầu tư hoặc phát triển bất động sản không thể yêu cầu hình thức miễn thuế này.

Tính linh hoạt trong khoản vay kinh doanh

Không giống như các loại thực thể kinh doanh khác mà trong hầu hết các trường hợp phải chịu những hạn chế nghiêm ngặt khi thực hiện cho vay kinh doanh đối với các bên có liên quan và giám đốc của chính công ty đó. Một công ty tư nhân bị cấm cho vay hoặc cung cấp bảo lãnh hoặc bảo đảm cho các khoản vay của các công ty khác trong đó giám đốc của công ty có lợi ích hoặc quyền sở hữu từ 20% trở lên.

Một công ty tư nhân cũng không được phép gia hạn các khoản vay cho bất kỳ giám đốc nào của công ty đó. Ngược lại, EPC có sự độc lập và linh hoạt hơn nhiều trong cách nó sử dụng vốn của mình vì nó hoàn toàn được miễn quy định này.

Vì các EPC không bị hạn chế bởi quy định này, bạn được phép cấp các khoản vay cho các công ty khác để tận dụng tài sản của bạn để tạo ra lợi nhuận.

Pháp nhân riêng biệt

Như chúng ta đã thảo luận ngay từ đầu, EPC cũng nằm trong danh mục công ty TNHH tư nhân. Đặc trưng này chỉ ra thực tế rằng EPC chịu trách nhiệm về các khoản nợ và thua lỗ của chính công ty, do đó trách nhiệm của các cổ đông sẽ không vượt quá khỏi cổ phần mà họ sở hữu.

Tương tự, điều này cũng tạo ra sự dễ dàng cho việc chuyển quyền sở hữu, từ đó đảm bảo tính liên tục cho công ty bạn.

Chính sách sở hữu đối với người nước ngoài

Theo Luật công ty, người nước ngoài được phép trở thành cổ đông duy nhất sở hữu tất cả cổ phần của EPC, điều này cho thấy rằng EPC đủ điều kiện được sở hữu 100% bởi nước ngoài.

Sự uy tín

Tương tự như các loại hình công ty khác, EPC cho thấy các dấu hiệu về khả năng phát triển và tính trung thực trong tài chính, giúp bạn định hình nhận thức mà các nhà đầu tư và cộng đồng có về doanh nghiệp của bạn.

5. Kết Luận

Công ty tư nhân miễn trừ là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Singapore.

Nhìn chung thì công ty tư nhân miễn trừ là công ty TNHH tư nhân với số lượng cổ đông ít (không quá 20 người). Lợi ích chính của loại hình công ty này là ít các yêu cầu pháp lý phải tuân thủ hơn, điển hình là miễn nộp báo cáo tài chính nếu công ty thỏa mãn một số điều kiện nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore, hãy trò chuyện với các nhân viên tư vấn của chúng tôi bằng cách gửi tin nhắn vào khung chat hoặc gửi email cho chúng tôi qua service@bbcincorp.sg

Chia sẻ bài viết này

Bài Viết Gần Đây

Limited liability company in Singapore

Hướng Dẫn về Loại Hình Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn tại Singapore

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất tại Singapore vì tư cách pháp lý, trách nhiệm hữu hạn và lợi ích thuế

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
30/06/2020
LLC vs LLP vs Sole Proprietorship in Singapore

Công Ty TNHH vs Công ty Hợp Danh TNHH vs Công ty Tư Nhân tại Singapore

BBCIncorp so sánh các khía cạnh quan trọng của công ty TNHH, công ty hợp danh TNHH và công ty tư nhân để các doanh nhân trẻ nắm rõ hơn về ba loại hình này.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
25/06/2020
limited liability partnership in singapore

Hướng Dẫn về Loại Hình Công Ty Hợp Danh Trách Nhiệm Hữu Hạn tại Singapore

Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn tại Singapore có lợi thế về tư cách pháp nhân, trách nhiệm giới hạn và ít các yêu cầu pháp lý hàng năm cần tuân thủ.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
23/04/2020
Sole Proprietorship in Singapore

Tìm hiểu về hình thức Doanh nghiệp tư nhân tại Singapore

Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Singapore khá đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm chính của hình thức kinh doanh này.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
09/10/2019
Registration Options in Singapore for Foreign Companies

Các loại hình công ty nước ngoài ở Singapore

Các loại hình công ty nước ngoài ở Singapore bao gồm: chi nhánh, công ty con hoặc văn phòng đại diện. Mỗi hình thức đều có đặc trưng riêng.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
09/10/2019
Dividend declaration in Singapore

Các loại hình công ty phổ biến nhất ở Singapore

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Singapore bao gồm: công ty TNHH, công ty tư nhân và công ty hợp danh. Trong đó, công ty TNHH được lựa chọn nhiều nhất.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
07/10/2019