banner image

Tìm hiểu về hình thức Doanh nghiệp tư nhân tại Singapore

08/10/2019
Cập nhật lần cuối vào 15/09/2023

Doanh Nghiệp Tư Nhân tại Singapore

Tại Singapore, doanh nghiệp tư nhân là lựa chọn phù hợp cho bạn nếu bạn muốn thành lập một doanh nghiệp nhỏ ít rủi ro mà vẫn có thể đảm bảo lợi nhuận.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi thứ bạn cần để thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Singapore.

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân tại Singapore là doanh nghiệp thuộc về một chủ sở hữu duy nhất, có thể là một cá nhân hoặc một công ty. Sẽ không có đối tác nào được phép góp vốn kinh doanh dưới loại hình này, mà doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi toàn bộ tài sản cá nhân về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu, hay còn được gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào hoặc cung cấp bất kỳ hình thức dịch vụ nào miễn là phù hợp với luật pháp Singapore.

Trên cơ bản, doanh nghiệp tư nhân trên thực tế không có tư cách pháp nhân và chỉ có một chủ sở hữu.

Tương tự, thuế suất cho doanh nghiệp tư nhân cũng được đánh giá trên cơ sở của chủ sở hữu duy nhất.

Nói cách khác, nếu doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một cá nhân, thì doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập cá nhân với tỷ lệ dao động từ 0% đến 22%.

2. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì?

Trước khi quyết định thành lập một doanh nghiệp tư nhân tại Singapore, bạn nên tìm hiểu rõ về loại hình này. Sau đây là một số ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh này mà bạn nên cân nhắc:

Ưu điểm

  • Dễ thành lập: Doanh nghiệp tư nhân có cấu trúc tổ chức đơn giản và chị phí không quá đắt.
  • Có quyền kiểm soát tuyệt đối: Doanh nghiệp tư nhân được hiểu theo nghĩa đen là sân chơi của một chủ sở hữu độc lập và người chủ sở hữu này có quyền lực tuyệt đối đối với mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp của mình với điều kiện đó không phải là quyết định trái pháp luật hay vi phạm đạo đức.
  • Quyền lợi đối với tất cả lợi nhuận kiếm được: Tất cả lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân sẽ tích lũy cho chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Ít rườm rà thủ tục: Doanh nghiệp tư nhân được giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính như kiểm toán tài khoản, báo cáo hàng năm.
  • Không rắc rối về quy trình giải thể: Chấm dứt doanh nghiệp tư nhân cũng đơn giản như quá trình bạn thành lập doanh nghiệp này.

Nhược điểm

  • Trách nhiệm vô hạn: Vì chủ sở hữu cũng giống như doanh nghiệp của người đó, họ sẽ gặp rủi ro phải chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và trách nhiệm trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc kiện cáo.
  • Ít quyền lợi: Doanh nghiệp tư nhân không nằm trong diện những loại hình được hưởng nhiều chính sách thuế ưu đãi và hiệp ước thuế như một pháp nhân.
  • Vốn hạn chế: Tăng vốn cho doanh nghiệp tư nhân không phải là vấn đề thường xuyên được nhắc tới vì các nhà đầu tư và chuyên gia đầu tư mạo hiểm thường không có hứng thú với loại hình doanh nghiệp này.
  • Không có sự kế thừa: Thông thường doanh nghiệp tư nhân tồn tại trong thời gian ngắn vì loại hình này gắn liền với chủ sở hữu và không được phép chuyển nhượng quyền sở hữu. Một khi chủ doanh nghiệp tư nhân qua đời thì doanh nghiệp cũng sẽ sụp đổ theo.
  • Nhận thức cộng đồng thấp: Doanh nghiệp tư nhân có thời gian tồn tại ngắn và không ổn định, vì vậy rất có thể bạn sẽ không thể huy động vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc ngân hàng hoặc thuê nhân viên có năng lực.

Nhìn chung, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân tại Singapore có phần lấn át những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bắt đầu thành lập một doanh nghiệp ít rủi ro hoặc bạn có những biện pháp khắc phục được những nhược điểm như trên, thì loại hình doanh nghiệp tư nhân có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đến lựa chọn công ty TNHH tư nhân (private limited company) để có được nhiều quyền lợi và ưu đãi thuế mà hình thức doanh nghiệp tư nhân chưa mang lại được.

3. Các yêu cầu để thành lập doanh nghiệp tư nhân là gì?

Miễn bạn là một cá nhân ít nhất 18 tuổi và là công dân Singapore, thường trú nhân tại Singapore (PR) hoặc chủ sở hữu EntrePass, bạn sẽ có đủ tư cách để bắt đầu thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Người nước ngoài muốn mở doanh nghiệp tư nhân tại Singapore được yêu cầu phải chỉ định ít nhất một đại diện hợp pháp để đảm nhiệm công việc giám sát doanh nghiệp. Người này phải là một cá nhân, có thể là công dân Singapore hoặc thường trú nhân. Bạn nên nhớ yêu cầu độ tuổi tối thiểu cho vị trí này phải là từ 18 tuổi.

Đáng chú ý, bạn được phép chỉ định chính mình làm người quản lý (với điều kiện bạn đáp ứng các điều kiện cho vị trí này) và đồng thời là người chịu trách nhiệm trước các hoạt động của doanh nghiệp.

Một yêu cầu đáng lưu ý nữa là về số tiền mà bạn, là người tự làm chủ và là công dân Singapore (hoặc là thường trú nhân), cần đóng góp vào tài khoản tiết kiệm y tế (Medisave account). Hãy đảm bảo bạn đăng ký với Quỹ phòng xa trung ương Singapore (CPF Board) trước khi đăng ký doanh nghiệp tư nhân.

Sau đây là tất cả các tài liệu cần thiết để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Singapore:

  • Tên doanh nghiệp đề xuất
  • Bản mô tả hoạt động chính
  • Địa chỉ doanh nghiệp tại Singapore
  • Bản sao Singapore ID của chủ sở hữu
  • Địa chỉ cư trú tại Singapore của chủ sở hữu
  • Tuyên bố tuân thủ pháp luật (Declaration of compliance and Statement of Non Disqualification)

4. Làm thế nào để thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Singapore?

Việc đăng ký có thể rút gọn thành 4 bước sau: đăng ký tên doanh nghiệp, chọn địa chỉ, chỉ định người đại diện được ủy quyền (nếu có) và đăng ký trực tuyến qua BizFile.

Đăng ký tên doanh nghiệp

Đăng ký tên cho doanh nghiệp của bạn là khá đơn giản. Nhưng để quá trình diễn ra nhanh chóng, bạn nên chú ý tránh những lỗi phổ biến sau đây khi đặt tên:

  • Tên doanh nghiệp giống hệt hoặc tương tự với doanh nghiệp khác
  • Tên doanh nghiệp gây khó chịu và khiếm nhã
  • Tên doanh nghiệp đã được một doanh nghiệp khác đăng ký
  • Tên doanh nghiệp vi phạm quy định nhãn hiệu hoặc bản quyền

Chọn địa chỉ kinh doanh

Địa chỉ doanh nghiệp đã đăng ký phải được đặt tại Singapore và không thể là địa chỉ hộp thư bưu điện. Bạn được phép sử dụng địa chỉ cư trú của bạn để đăng ký. Trong trường hợp đó, trước tiên bạn cần đăng ký sử dụng nhà chung cư làm văn phòng (Home Office Scheme) với Cục Nhà ở và Phát triển Singapore (HDB).

Chỉ định một đại diện được ủy quyền (Nếu có)

Nếu bạn là một người nước ngoài, bạn sẽ cần tìm một người để đảm nhận vị trí đại diện được ủy quyền. Vị trí này có thể là bất cứ ai miễn đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Là một cá nhân
  • Ít nhất 18 tuổi
  • Có đủ năng lực pháp lý
  • Thường trú tại Singapore (ví dụ có địa chỉ cư trú ở Singapore)

Đăng ký trực tuyến qua BizFile

Với sự hỗ trợ của BizFile, bạn chỉ cần một vài cú nhấp chuột để đăng kí.

Nếu bạn không có tài khoản SingPass, bạn có thể thông qua một đại lý để thay mặt bạn nộp đơn và đăng ký, điều này khá tiện lợi lại giúp bạn tránh được các rắc rối bạn có thể gặp phải.

5. Khi nào tôi sẽ biết doanh nghiệp đã được phê duyệt?

Khi bạn đã trả phí đăng ký, thông thường sẽ mất không tới 15 phút để được duyệt.

Tuy nhiên, nếu đơn đăng ký của bạn cần được chuyển đến các cơ quan chính phủ để phê duyệt, có thể mất nhiều thời gian hơn, tối đa khoảng 14 ngày hoặc 60 ngày. Sự chậm trễ này thường là do bản chất doanh nghiệp của bạn – tức là doanh nghiệp của bạn hoạt động ở các lĩnh vực đặc biệt cần có sự phê duyệt của các cơ quan liên quan như tài chính ngân hàng, truyền thông, dịch vụ giáo dục, v.v.

6. Tài liệu do ACRA cấp

Khi đơn đăng ký của bạn đã được duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo qua email kèm theo số đăng ký. Email thông báo này bao gồm tất cả các thông tin quan trọng của doanh nghiệp có thể truy xuất từ BizFile.com

7. Yêu cầu về tuân thủ của doanh nghiệp tư nhân

Theo ACRA, sau đây là một số yêu cầu chính khi quản lý doanh nghiệp tư nhân của bạn:

  • Tất cả các tài liệu truyền thông kinh doanh như tiêu đề thư (letterheads) và hóa đơn (invoices) phải có số đăng ký
  • Thông báo về bất kì thay đổi nào trong thông tin đăng kí với ACRA
  • Đăng ký kinh doanh chỉ có hiệu lực trong 1 đến 3 năm và cần được gia hạn trước khi hết hạn
  • Doanh nghiệp tư nhân được miễn báo cáo thường niên (annual return) cùng với báo cáo tài chính cho ACRA
  • Tuy nhiên, tờ khai thuế thu nhập cá nhân phải được nộp hàng năm cho IRAS.

8. Làm thế nào để giải thể doanh nghiệp tư nhân?

Nếu doanh nghiệp của bạn có dấu hiệu suy thoái và bạn tin rằng việc cố gắng hơn nữa cũng là vô ích, thì bạn có thể chấm dứt doanh nghiệp.

Trước hết, bạn cần phải xem liệu doanh nghiệp của bạn có đăng ký GST hay không, nếu có, bạn phải nộp đơn xin hủy.

Bạn có thể dễ dàng thực hiện quyền chấm dứt doanh nghiệp tư nhân tại Singapore bằng cách thông báo cho ACRA về ý định của bạn. Bạn có thể thực hiện việc này trực tuyến bằng cách điền và gửi đơn “Chấm dứt hoạt động” (“Cessation of Business”) trên BizFile+ thông qua sử dụng SingPass hoặc CorpPass. Điều này phải do bạn thực hiện – chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc đại diện được ủy quyền.

Ngay sau khi bạn gửi, doanh nghiệp tư nhân chính thức được giải thể.

9. Kết luận

Doanh nghiệp tư nhân thuộc các loại hình doanh nghiệp được ưu chuộng hàng đầu tại Singapore. Loại hình này phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ và thích hợp với những người muốn có toàn quyền quyết định kinh doanh cũng như muốn sở hữu toàn bộ lợi nhuận kiếm được.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc vì doanh nghiệp tư nhân tại Singapore không có tư cách pháp lý riêng biệt, nghĩa là chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và trách nhiệm phát sinh. Trong trường hợp bạn tìm kiếm sự ổn định và an toàn khi kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn là một giải pháp tối ưu hơn mà bạn nên hướng đến.

Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan đến việc mở doanh nghiệp tư nhân tại Singapore, đừng ngần ngại hãy chat ngay với chúng tôi, hoặc gửi email đến service@bbcincorp.sg

Chia sẻ bài viết này

Bài Viết Gần Đây

Limited liability company in Singapore

Hướng Dẫn về Loại Hình Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn tại Singapore

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất tại Singapore vì tư cách pháp lý, trách nhiệm hữu hạn và lợi ích thuế

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
30/06/2020
LLC vs LLP vs Sole Proprietorship in Singapore

Công Ty TNHH vs Công ty Hợp Danh TNHH vs Công ty Tư Nhân tại Singapore

BBCIncorp so sánh các khía cạnh quan trọng của công ty TNHH, công ty hợp danh TNHH và công ty tư nhân để các doanh nhân trẻ nắm rõ hơn về ba loại hình này.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
25/06/2020
limited liability partnership in singapore

Hướng Dẫn về Loại Hình Công Ty Hợp Danh Trách Nhiệm Hữu Hạn tại Singapore

Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn tại Singapore có lợi thế về tư cách pháp nhân, trách nhiệm giới hạn và ít các yêu cầu pháp lý hàng năm cần tuân thủ.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
23/04/2020
Registration Options in Singapore for Foreign Companies

Các loại hình công ty nước ngoài ở Singapore

Các loại hình công ty nước ngoài ở Singapore bao gồm: chi nhánh, công ty con hoặc văn phòng đại diện. Mỗi hình thức đều có đặc trưng riêng.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
09/10/2019
Exempt Private Company in Singapore

Giới thiệu về Công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore

Công ty tư nhân miễn trừ tại Singapore là một trong những loại hình kinh doanh được ưa chuộng nhất tại nước này vì có nhiều lợi ích và ưu đãi thuế.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
08/10/2019
Dividend declaration in Singapore

Các loại hình công ty phổ biến nhất ở Singapore

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Singapore bao gồm: công ty TNHH, công ty tư nhân và công ty hợp danh. Trong đó, công ty TNHH được lựa chọn nhiều nhất.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
07/10/2019