banner image

Tổng quan về hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (DTT) giữa Singapore và Việt Nam

10/10/2019
Cập nhật lần cuối vào 15/09/2023

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Singapore và Việt Nam

Trong nhiều thập kỉ, Singapore và Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định thương mại song phương, và hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Singapore và Việt Nam đánh dấu một bước tiến mới cho 2 quốc gia.

Tổng quan về hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (DTT) giữa Singapore và Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là đất nước có các nguồn lực cần thiết tạo ra sự thịnh vượng cho nền kinh tế: lực lượng lao động lớn, vị trí chiến lược và các nguồn lực dồi dào. Và thật sự trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã có những sự tiến bộ vượt bật trong nhiều lĩnh vực.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng thần kì mà Việt Nam đã đạt được là do sự cởi mở trong chính sách của chính phủ đối với các khoản đầu tư nước ngoài, thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư và doanh nhân mỗi năm.

Mặc dù Việt Nam đã phát triển quan hệ ngoại giao với Singapore gần 50 năm trước, nhưng mãi đến năm 1994, họ mới chính thức đồng ý về một hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Mục đích của thỏa thuận là thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương của 2 nước.

Trong các hướng dẫn của hiệp định, tất cả các cá nhân và công ty cư trú tại một trong hai hoặc cả hai quốc gia ký kết đều có thể hưởng lợi từ nó. Và hiệp định này là một thỏa thuận toàn diện (comprehensive DTT), đồng nghĩa với việc tất cả các loại thuế đánh vào thu nhập đều được bao gồm trong hiệp định.

Các sắc thuế phổ biến được áp dụng trong hiệp định

Lợi nhuận kinh doanh

Khi công ty thuộc đối tượng cư trú của một trong 2 quốc giá kí kết hiệp định, nó chỉ bị đánh thuế ở quốc gia đó. Tuy nhiên, trường hợp công ty tại một quốc gia ký kết có tiến hành hoạt động kinh doanh tại quốc gia ký kết còn lại thông qua một cơ sở thường trú tại quốc gia còn lại, thì các khoản lợi nhuận của công ty có thể bị đánh thuế tại quốc gia còn lại, nhưng chỉ trên phần lợi nhuận phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

Khi xác định lợi nhuận tích lũy của một “cơ sở thường trú”, cơ sở này được phép khấu trừ các khoản chi phí, chẳng hạn như chi phí hành chính và điều hành, để bù đắp thuế.

Cổ tức

Khi công ty là đối tượng cư trú của một nước ký kết, chi trả cổ tức cho cổ đông là đối tượng cư trú của quốc gia ký kết còn lại, cổ tức sẽ bị đánh thuế ở quốc gia kí kết còn lại. Tuy nhiên, cổ tức có thể bị đánh thuế ở nước kí kết nơi mà công ty chi trả cổ tức là đối tượng cư trú, nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng cổ tức thì thuế khi đó phải nộp sẽ là không vượt quá:

  • 5% tổng giá trị cổ tức nếu đối tượng thực hưởng trực tiếp hay gián tiếp đóng góp hơn 50% vốn của công ty trả cổ tức hay đóng góp trên 10 triệu đôla Mỹ;
  • 7% tổng giá trị cổ tức nếu đối tượng thực hưởng trực tiếp hay gián tiếp đóng góp từ 25% đến 50% vốn của công ty trả cổ tức;
  • Các trường hợp còn lại là 12,5% tổng giá trị cổ tức.

Trường hợp theo đó điều khoản này không áp dụng: khi đối tượng thực hưởng cổ tức sở hữu một “cơ sở thường trú” ở cùng nước kí kết với công ty chi trả cổ tức, và cổ tức được chi trả có liên quan trực tiếp đến cơ sở thường trú này.

Ngoài ra, các công ty là đối tượng cư trú tại Singapore trả cổ tức cho đối tượng cư trú tại Việt Nam sẽ được miễn mọi khoản thuế ở Singapore tính trên cổ tức.

Tiền lãi cho vay

Tiền lãi phát sinh ở một nước kí kết nhưng được nhận ở nước kí kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế ở nước kia. Thuật ngữ “tiền lãi cho vay “dùng ở Điều này có nghĩa là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ hình thức nào, có hay không được đảm bảo bằng thế chấp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức của người đi vay.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào chính sách các nước kí kết, tiền lãi có thể phải chịu thuế ở nơi phát sinh và tỷ lệ sẽ không quá 10% tổng số tiền lãi nếu người nhận là người trực tiếp hưởng lợi.

Những quy định trên sẽ không được áp dụng nếu người thực hưởng các khoản lãi tiền cho vay là đối tượng cư trú tại một Nước ký kết, tiến hành hoạt động doanh nghiệp tại Nước ký kết kia nơi phát sinh các khoản lãi tiền vay thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia và tiền lãi cho vay được trả có liên quan trực tiếp đến cơ sở thường trú này.

Tiền lãi cho vay phát sinh tại một Nước ký kết trả cho Chính phủ của Nước ký kết kia sẽ được miễn thuế tại Nước ký kết thứ nhất.

Tiền bản quyền

Giống như tiền lãi, nếu tiền bản quyền phát sinh ở một quốc gia ký kết nhưng được nhận ở quốc gia kí kết kia, tiền bản quyền sẽ bị đánh thuế ở quốc gia kia.

Mặc dù vậy, tùy thuộc vào luật của nước kí kết nơi phát sinh tiền bản quyền, tiền bản quyền có thể bị đánh thuế ở quốc gia nơi phát sinh. Trong những trường hợp như vậy, người nhận là người hưởng lợi trực tiếp từ tiền bản quyền sẽ bị đánh thuế không vượt quá:

  • 5% tổng số tiền bản quyền trong trường hợp là khoản tiền thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng bằng phát minh, thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hay khoa học hay trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hay khoa học;
  • 15% tổng số tiền bản quyền.

Những quy định trên sẽ không áp dụng nếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền bản quyền, là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, tiến hành hoạt động doanh nghiệp ở nước ký kết kia nơi có khoản tiền bản quyền phát sinh, thông qua một cơ sử thường trú nằm tại Nước kia và tiền bản quyền được chi trả có liên quan trực tiếp đến cơ sở thường trú này.

Cách thức loại bỏ việc đánh thuế 2 lần

Theo quy định trong DTA, đối tượng cư trú ở một trong hai quốc gia được cho phép khấu trừ khoản thuế đã nộp phát sinh bên ngoài quốc gia cư trú.

Tuy nhiên, khoản khấu trừ này không được vượt quá số tiền thuế đánh vào cùng một khoản thu nhập ở quốc gia nơi người nộp thuế là đối tượng cư trú.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Singapore và Việt Nam hoặc hệ thống thuế tại Singapore, hãy nói chuyện với các chuyên gia tư vấn của chúng tôi bằng cách gửi tin nhắn hoặc gửi email cho chúng tôi qua service@bbcincorp.sg

Chia sẻ bài viết này

Bài Viết Gần Đây

Foreign income tax exemption in Singapore

Miễn Thuế Cho Thu Nhập Nước Ngoài Tại Singapore

Singapore đánh thuế lên thu nhập nước ngoài khi được chuyển về quốc gia này. Tuy nhiên, nguồn thu nhập nước ngoài có thể được miễn thuế, nếu thỏa điều kiện.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
25/11/2020
How to Reduce Income Tax in Singapore

Cách Thức Giảm Thuế Thu Nhập cho Cá Nhân và Doanh Nghiệp tại Singapore

Có nhiều cách thức giảm thuế thu nhập hợp pháp tại Singapore dành cho cả cá nhân và doanh nghiệp tại nước này. Tìm hiểu cùng BBCIncorp ngay.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
24/06/2020
tax incentives for specific industries in singapore

Ưu Đãi Thuế Cho Một Số Lĩnh Vực Tại Singapore

Ưu đãi thuế có thể là mức thuế thấp hơn hoặc thậm chí là miễn trừ thuế cho các công ty tại Singapore. Hãy cùng tìm hiểu những ưu đãi phổ biến nhất.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
22/01/2020
Important Grants for Tech Startups in Singapore

Những Chương Trình Hỗ Trợ Tài Chính Cho Startup Công Nghệ Tại Singapore

Có nhiều những chương trình hỗ trợ tài chính cho các giai đoạn phát triển của một startup, từ giai đoạn ý tưởng cho đến mở rộng ra thị trường nước ngoài.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
20/01/2020
Hiệp định đánh thuế 2 lần tại Singapore

Sơ lược về hiệp định tránh đánh thuế 2 lần tại Singapore

Vấn đề đánh thuế hai lần trên cùng một nguồn thu nhập đang được Singapore loại bỏ dần bằng các hiệp ước tránh đánh thuế 2 lần với nhiều quốc gia trên thế giới.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
10/10/2019