Có thể cho rằng, Chuẩn mực kế toán Singapore đã được quốc tế công nhận như là một ví dụ điển hình cho các thực hành kế toán tốt nhất.
Các tiêu chuẩn trong chuẩn mực được tùy chỉnh chính xác cho các doanh nghiệp Singapore để giúp họ tận dụng các lợi thế của mình, đồng thời, khắc phục các thiếu sót cụ thể của họ; và các nguyên tắc của chuẩn mực được liên kết chặt chẽ với chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS).
Bài viết ngắn gọn này trước tiên sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng chung về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) mà dựa trên đó Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore (SFRS) được tạo ra, và sau đó đã được điều chỉnh để cho ra đời một bộ chuẩn mực kế toán Singapore cho các công ty nhỏ – một biến thể được đơn giản hóa cho phù hợp với nguồn lực của các doanh nghiệp qui mô nhỏ.
1. Giới thiệu về chuẩn mực kế toán Singapore
Trước đây, mỗi quốc gia đã đưa ra các cách tiếp cận khác nhau đối với kế toán tài chính, xuất phát từ tính khác biệt trong môi trường văn hóa, chính trị và kinh tế của họ.
Trong bối cảnh của thị trường trong giai đoạn sơ khai vào thời điểm đó, đơn giản rằng việc điều chỉnh thực tiễn báo cáo theo cách này để phù hợp với đặc thù riêng của mỗi quốc gia là một việc tất yếu để thích nghi và phát triển.
Tuy nhiên, có một lỗ hổng cơ bản trong cách tiếp cận này: tính đồng nhất và dễ so sánh trong định dạng báo cáo cũ không tồn tại. Và chắc chắn, với tốc độ toàn cầu hóa ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới, việc duy trì các chuẩn mực cũ là một cản trở cho sự phát triển kinh tế.
Đó là khi Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – chuẩn mực kế toán đầu tiên được thành lập bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), xuất hiện vào năm 1973.
Với mục đích tăng tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả bằng cách xác định một tiêu chuẩn chung trong báo cáo tài chính giữa các quốc gia, và do vậy, cơ quan này đã trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư quốc tế.
2. Tổng quan về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
Được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của IFRS, Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Singapore (SFRS) được thành lập và, kể từ đó, đã được công nhận là chuẩn mực kế toán chính thức của Singapore. SFRS không chỉ cho phép sự linh hoạt tuyệt vời phù hợp với hệ sinh thái độc đáo của Singapore, mà còn thừa hưởng tính phổ biến và cẩn trọng của nền tảng IFRS.
Hơn nữa, ACRA – cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý các công ty ở Singapore, nói rõ rằng các công ty bắt đầu giai đoạn tài chính kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 có nghĩa vụ tuân thủ SFRS.
Hội đồng Chuẩn mực Kế toán (ASC) là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành SFRS.
3. Chuẩn mực kế toán Singapore cho các công ty nhỏ
Các yêu cầu được đặt ra bởi SFRS, không nghi ngờ gì, mang tính toàn vẹn rất cao. Tuy nhiên, các quy định này có thể là một cản trở lớn đối với một số doanh nghiệp nhất định.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phổ biến ở Singapore; và họ cũng chiếm phần lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm ở đây. Các doanh nghiệp nhỏ này có nguồn lực hạn chế và do đó sẽ thấy việc tuân thủ toàn bộ SFRS là một gánh nặng với chi phí đáng kể nhưng không cần thiết.
Nhu cầu cấp thiết về một bộ chuẩn mực kế toán mới này rất rõ ràng và ASC đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu này.
Trong năm 2010, ASC đã giới thiệu một biến thể đơn giản của SFRS để phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó được gọi là Chuẩn mực báo cáo tài chính của Singapore cho các công ty nhỏ và mục tiêu ban đầu của nó là giảm gánh nặng của việc tuân thủ theo phiên bản SFRS đầy đủ mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gánh vác.
Thoạt nhìn, ASC đã loại bỏ hoặc đơn giản hóa rất nhiều yêu cầu không cần thiết và rắc rối, trong khi vẫn đủ để đảm bảo độ tin cậy và tính toàn vẹn của chuẩn mực kế toán.
Còn gì nữa? Sự thay thế này là không bắt buộc và, trong những điều kiện nhất định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phép lựa chọn nó khi cần thiết.
Có thể nói rằng phiên bản điều chỉnh của SFRS là một lựa chọn tối ưu cho cho hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì nó được đơn giản hóa và đồng thời vẫn phản ánh được tính thận trọng và minh bạch của tiêu chuẩn quốc tế.
4. Điều kiện cho việc sử dụng SFRS cho doanh nghiệp nhỏ
Thực thể kinh doanh của bạn, cho dù là một công ty được thành lập tại Singapore hoặc chi nhánh của một công ty nước ngoài, có thể đủ điều kiện để chuyển sang SFRS cho công ty nhỏ miễn là:
- Không có trách nhiệm đối với đại chúng.
- Xuất bản báo cáo tài chính cho mục đích chung đối với người dùng bên ngoài.
- Là doanh nghiệp nhỏ.
Có 2 điểm đáng được giải thích kỹ lưỡng: trách nhiệm công và doanh nghiệp nhỏ.
Trách nhiệm đối với đại chúng là gì? Theo SFRS cho doanh nghiệp nhỏ, một thực thể kinh doanh có trách nhiệm đối với đại chúng nếu nó rơi vào một trong các trường hợp dưới đây:
- Nợ hoặc vốn chủ sở hữu của nó được giao dịch trên một thị trường công khai hoặc đang trong quá trình phát hành cho đối tượng đại chúng;
- Là một tổ chức nhận tiền gửi và / hoặc nắm giữ tài sản được ủy thác của một nhóm người ngoài vd ngân hàng, công ty bảo hiểm, môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ, ngân hàng đầu tư.
- Là một công ty đại chúng (public company) hoặc một tổ chức từ thiện được thành lập theo Luật công ty Singapore hoặc luật quy định về các tổ chức từ thiện tương ứng.
Thế nào là một công ty nhỏ? Theo Đạo luật công ty Singapore (Companies Act), một thực thể kinh doanh được coi là một thực thể nhỏ, hay một doanh nghiệp nhỏ, nếu nó đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí sau:
- Tổng doanh thu hàng năm được đánh giá vào cuối năm tài chính trước đó không được vượt quá 10 triệu đô la Singapore.
- Tổng tài sản được đánh giá vào cuối năm tài chính trước đó không được vượt quá 10 triệu đô la Singapore.
- Tổng số lao động toàn thời gian trong bảng lương vào cuối năm tài chính trước đó không được vượt quá 50.
Cần lưu ý rằng để đủ điều kiện tham gia SFRS cho doanh nghiệp nhỏ, công ty của bạn phải liên tục đáp ứng các tiêu chí trong ít nhất 2 năm liên tiếp. Nếu qui mô công ty được mở rộng ra ngoài ngưỡng tối đa để được xem là công ty nhỏ, nó vẫn cần phải tuân thủ SFRS cho doanh nghiệp nhỏ trong ít nhất 2 năm liên tiếp cho đến khi chuyển trở lại SFRS đầy đủ.
Trường hợp công ty có một hoặc nhiều công ty con sẽ được đánh giá trên cơ sở hợp nhất. Ngoài ra, một công ty mới thành lập có thể lựa chọn chọn SFRS cho các công ty nhỏ trong hai năm đầu sau khi thành lập nếu đáp ứng 2 điều kiện về trách nhiệm đối với đại chúng và xuất bản báo cáo tài chính cho người dùng bên ngoài.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, công ty con của một công ty nước ngoài nằm trong phạm vi của các pháp nhân đủ điều kiện được xem xét, vì vậy bạn được phép đăng ký SFRS cho doanh nghiệp nhỏ với điều kiện là nó đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết.
>> Nếu bạn đang tìm dịch vụ kế toán tại Singapore, hãy tham khảo thêm tại đây!
5. Những cân nhắc chính khi lựa chọn giữa SFRS cho doanh nghiệp nhỏ và SFRS
Việc chuẩn mực kế toán của Singapore cho doanh nghiệp nhỏ có mang lại lợi ích cho công ty của bạn nên được đưa ra xem xét và nghiên cứu cẩn thận.
Thật dễ dàng khi xem xét các góc độ bên ngoài và nhanh chóng đi đến kết luận rằng việc sử dụng SFRS cho công ty nhỏ sẽ cắt giảm chi phí và tối ưu hóa tài nguyên cho công ty. Tuy nhiên, quyết định này có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu tùy thuộc vào thực tiễn hệ thống báo cáo của công ty bạn.
Dưới đây là một số điểm then chốt mà bạn cần tính đến trước khi chuyển sang SFRS cho doanh nghiệp nhỏ:
- Chi phí tái đào tạo: Chuyển sang các tiêu chuẩn mới sẽ tương đương với chi phí đào tạo lại nhân viên hiện tại và, chắc chắn, chi phí tuyển dụng lao động mới nếu phát sinh.
- Chi phí thay đổi hệ thống: Bạn nên xem xét nghiêm túc chi phí điều chỉnh lại phần mềm kế toán và hệ thống kế toán để đáp ứng các tiêu chí mới.
- Kế hoạch tăng trưởng dài hạn: công ty của bạn có bao giờ phát triển vượt quá ngưỡng tối đa về quy mô để được xem là doanh nghiệp nhỏ? Hoặc sẽ mất bao lâu để vượt qua điểm này?
- Ảnh hưởng đến các bên liên quan: Bạn nên xem xét ý kiến từ các bên có lợi ích liên quan. Đầu tiên, tìm kiếm sự chấp thuận từ các cổ đông và sau đó từ các bên cho vay và tổ chức tài chính để xem liệu những cá nhân chủ chốt này có cùng quan điểm với bạn.
- Ảnh hưởng đối với nhóm công ty: nếu công ty của bạn là công ty con, việc chuyển sang SFRS cho doanh nghiệp nhỏ có thể sẽ gây xáo trộn cho các công ty con khác và công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Một số cơ quan chức năng nhận xét rằng, theo đó chúng tôi hoàn toàn đồng tình, SFRS cho doanh nghiệp nhỏ phù hợp nhất cho các công ty mới thành lập và các công ty vừa và nhỏ, những người thấy SFRS tiêu chuẩn là một gánh nặng tài chính và không phát hành báo cáo tài chính cho đại chúng.
Tuy nhiên, nếu công ty của bạn đang có trải nghiệm tuyệt vời với SFRS tiêu chuẩn, thì bạn nên giữ mọi thứ như hiện tại.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Chuẩn mực kế toán Singapore (SFRS), hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc gửi email qua service@bbcincorp.sg
Chia sẻ bài viết này