banner image

Hướng Dẫn Tổng Quan Về Trademark (Nhãn Hiệu) tại Singapore

05/02/2020
Cập nhật lần cuối vào 15/09/2023

Tổng Quan Về Trademark (Nhãn Hiệu) tại Singapore

Mọi doanh nghiệp, khi phát triển đến một mức nhất định, cần phải có và đăng ký trademark riêng của mình. Bởi lẽ, một trademark đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ danh tính của một doanh nghiệp. Vì vậy mà hãy cùng BBCIncorp tìm hiểu rốt cuộc thì trademark là gì, những khía cạnh liên quan đến nó, và cuối cùng là cách đăng ký một trademark tại Singapore là như thế nào.

1. Trademark là gì?

Trademark có thể hiểu là nhãn hiệu, nó có thể là bất kỳ chữ cái, từ, tên, số, hình vẽ, thiết bị, thương hiệu, hình dáng, màu sắc, đóng gói sản phẩm, âm thanh hoặc là kết hợp của những yếu tố vừa nêu. Nhiệm vụ chính của một trademark là phân biệt một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Điều này có nghĩa là nó giúp khách hàng nhận diện và dễ dàng liên tưởng đến một doanh nghiệp cùng các dịch vụ hoặc hàng hóa của doanh nghiệp đó. Vì vậy, có thể nói rằng một trademark mang lại những giá trị đáng kể đến chủ sở hữu của nó.

Chắc hẳn bạn cũng không còn xa lạ khi nhìn thấy các ký hiệu ® hay ™ kế bên các nhãn hiệu/trademark của một công ty. Hiển nhiên rằng hai ký hiệu mang ý nghĩa khá khác nhau. Cụ thể là ký hiệu ® ám chỉ rằng trademark đó đã được đăng ký và bảo vệ dưới quy định của pháp luật, trong khi ký hiệu còn lại ™ có ý nghĩa là những trademark đó chưa được đăng ký.

2. Những Trường Hợp Trademark Bị Từ Chối Đăng Ký

Theo Đạo luật về Trademark, sẽ có những quy định về các trường hợp tuyệt đối và tương đối (cân nhắc) mà trademark sẽ bị từ chối đăng ký. Để minh họa, dưới đây là các trường hợp phổ biến nhất:

  • Trademark thiếu các yếu tố phân biệt rõ ràng;
  • Trademark chứa những ký hiệu hoặc dấu hiệu mà biểu lộ loại, chất lượng, số lượng, mục đích sử dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, hay những tính chất khác của hàng hóa/dịch vụ;
  • Trademark đi ngược lại với đạo đức và chính sách của chính phủ;
  • Trademark mang tính lừa gạt và thể hiện hiện sai bản chất, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ
  • Trademark gây nhầm lẫn hoặc giống với các trademark đã được đăng ký, đặc biệt là các trademark phổ biến được nhiều người biết đến

Tham khảo thông tin (Tiếng Anh) từ Đạo luật về các trường hợp khác tại đây.

3. Những Lợi Ích Khi Đăng Ký Trademark

Như đã đề cập ở trên, một trademark giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và liên tưởng tới hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Điều này đóng góp không nhỏ vào giá trị của doanh nghiệp.

Không những vậy, việc đăng ký trademark sẽ giúp bảo vệ danh tính của công ty bằng việc ngăn không cho các đối thủ cạnh tranh sao chép và sử dụng nó. Dưới quy định của pháp luật, nếu một đơn vị sử dụng trademark của bạn sai mục đích, thì bạn có thể dễ dàng khởi tố và bảo vệ trademark của mình chỉ với bằng chứng là bạn đã đăng ký trademark và chứng cứ chứng minh một công ty khác đang sử dụng nó. Nếu không đăng ký, thì chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với nhiều buổi phân xử kéo dài và tốn kém.

Ngoài ra thì trademark khi đã đăng ký sẽ trở thành một tài sản và thuộc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn có thể bán hoặc cấp phép cho một đơn vị thứ ba có quyền sử dụng trademark của mình. Từ đó tạo thêm một nguồn thu nhập cho doanh nghiệp của bạn.

4. Quá Trình Đăng Ký Trademark Cho Doanh Nghiệp tại Singapore

Cơ quan về Tài sản Trí tuệ tại Singapore (IPOS), dưới quản lý của Bộ Pháp Luật (Ministry of Law), là đơn vị chịu trách nhiệm cho việc đăng ký trademark tại Quốc đảo Sư tử. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp tại IPOS. Quá trình thường mất 8 tới 12 tháng kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.

Về tổng thể, quá trình đăng ký sẽ diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Thiết kế Trademark

Điều đầu tiên bạn cần làm là thiết kế bản phác thảo của trademark mà bạn muốn nộp. Hãy mô tả và ghi chú cẩn thận các chi tiết quan trọng trong đơn nộp đăng ký của mình. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra rằng trademark của bạn không rơi vào các trường hợp từ chối mà chúng tôi đã đề cập ở phía trên.

Bạn cũng nên dành thời gian để làm một số nghiên cứu nho nhỏ để chắc chắn rằng trademark mà bạn sắp đăng ký không trùng lặp với những cái đã được đăng ký. Điều này được xem là quan trọng bởi vì phí đăng ký sẽ không được hoàn trả trong bất kỳ trường hợp nào.

Để kiểm tra các trademark đã được đăng ký, bạn có thể dùng dịch vụ trực tuyến IP²SG.

Bước 2: Xác định danh mục hàng hóa và dịch vụ

Bạn bắt buộc phải kê khai danh mục của hàng hóa hoặc dịch vụ mà trademark đó đại diện. Một trademark có thể được đăng ký cho nhiều danh mục khác nhau.

Hiện đang có 45 danh mục, bao gồm 34 danh mục cho hàng hóa và 11 danh mục cho dịch vụ, được liệt kê trong Bản Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, được quy định bởi Bản thỏa thuận Nice về phân loại trademark.

Tham khảo thông tin (Tiếng Anh) về tổng quan các danh mục tại đây.

Tham khảo thông tin (Tiếng Anh) về chi tiết các danh mục tại đây.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ tổng quan sẽ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu đăng ký trademark tại Singapore
  • Tên và địa chỉ của người nộp
  • Bản mô tả chi tiết trademark
  • Danh mục hàng hóa và dịch vụ mà bạn mong muốn đăng ký trademark
  • Bản tuyên bố tuân theo các quy định sử dụng trademark

Về thanh toán, bạn sẽ thực hiện thông qua nền tảng thanh toán IP2SG. Bạn sẽ nhận được email hướng dẫn thanh toán trong vòng 3 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ của bạn. Phí nộp hồ sơ phụ thuộc vào phương thức đăng ký của bạn:

  • Nếu đăng ký trực tuyến, thì chi phí là 240 Đô-la Singapore cho mỗi danh mục hàng hóa và dịch vụ nằm trong danh sách có sẵn (pre-appoved database), hoặc là 341 Đô-la Singapore cho mỗi danh mục nếu hàng hóa và dịch vụ không nằm trong danh sách. Trong trường hợp sau, bạn phải diễn giải phân loại cho hàng hóa và dịch vụ của mình.
  • Nếu đăng ký trực tiếp, mức phí sẽ là 374 Đô-la Singapore cho mỗi danh mục.

Tham khảo tất cả các loại phí liên quan tại đây.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn đăng ký nhiều danh mục, bạn có thể nộp 1 bản hồ sơ bao gồm tổng thể các danh mục, hoặc nộp tách biệt mỗi hồ sơ cho 1 danh mục.

Bước 4: Xem xét và thẩm định

IPOS sẽ xem xét hồ sơ đăng ký của bạn dựa trên các yếu tố như: (a) có hoàn chỉnh hay không, (b) có tuân thủ theo các quy định trong Đạo luật về Trademark hay không, và (c) đã được thanh toán phí hay chưa. Tiếp theo, hồ sơ sẽ tiếp tục được kiểm tra xem đã có ai đăng ký trademark của bạn hay chưa.

Nếu có bất kỳ sai sót nào, cơ quan sẽ thông báo và cho bạn 4 tháng để hồi đáp và giải quyết vấn đề. Nếu như không hồi đáp trong 4 tháng đó, hồ sơ của bạn sẽ bị hủy bỏ.

Bước 5: Công Bố

Sau khi hoàn thành các bước trên, trademark của bạn sẽ được công bố trước công chúng thông qua xuất bản trên tạp chí Trade Marks Journal. Trong vòng 2 tháng kể từ ngày công bố, bất cứ đơn vị nào cũng có thể yêu cầu bác bỏ việc đăng ký trademark của bạn.

Lúc đó, IPOS sẽ thông báo cho bạn và bạn bắt buộc phải hồi đáp cũng như tìm bằng chứng bác bỏ yêu cầu của đơn vị đó. Quyết định cuối cùng sẽ được ban hành khi cơ quan thẩm quyền suy xét từ cả hai phía.

Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký

Nếu không có bất kỳ bác bỏ nào đến từ các đơn vị khác, hoặc bạn có thể giải quyết ổn thỏa, thì giấy chứng nhận đăng ký trademark sẽ được ban hành ngay sau đó. Trademark của bạn sẽ có hiệu lực và được bảo vệ trong vòng 10 năm và bạn phải làm thủ tục gia hạn sau đó.

5. Đăng ký Trademark Quốc Tế

Bạn cũng có thể đăng ký và bảo vệ trademark của mình tại nhiều quốc gia khác nhau thông qua thỏa ước Madrid về đăng kí nhãn hiệu quốc tế (Madrid Protocol). Đây là một hệ thống quốc tế dành cho việc đăng ký trademark, với hơn 100 quốc gia thành viên.

Vào năm 2000, Singapore cũng đã tham gia và trở thành một thành viên của hệ thống này. Vì vậy mà bạn có thể nộp kèm hồ sơ đăng ký trademark quốc tế tại IPOS thay vì phải nộp đơn đăng ký ở từng quốc gia riêng lẻ. Lưu ý rằng trademark được đăng ký của bạn chỉ có hiệu lực ở các nước là thành viên của thỏa ước Madrid.

Tuy nhiên, để đăng ký trademark quốc tế thì bạn phải thỏa mãn một số điều kiện sau đây:

  • Đã phải đăng ký trademark tại Singapore và danh mục đăng ký hàng hóa và dịch vụ cho trademark quốc tế phải giống với danh mục đăng ký của trademark tại Singapore; và
  • Bạn phải:
    • Là công dân Singapore; hoặc
    • Sở hữu doanh nghiệp tại Singapore; hoặc
    • Thường trú tại Singapore, hoặc
    • Có một cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực và hoạt động hiệu quả tại Singapore.

6. Kết Luận

Doanh nghiệp của bạn càng phát triển thì nhu cầu bạn cần đăng ký trademark sẽ càng cao. Bởi lẽ nó sẽ giúp làm tăng tính nhận diện của công ty cũng như bảo vệ trademark của bạn khỏi bị các đối thủ ăn cắp và sử dụng trái phép.

Bạn có thể tự mình đăng ký trực tiếp hoặc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn có một đơn vị thứ ba đăng ký thay cho bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi ngay!

Hoặc hãy tiếp tục tìm hiểu các khía cạnh kinh doanh khác tại Singapore với các bài viết hướng dẫn của BBCIncorp!

Chia sẻ bài viết này

Bài Viết Gần Đây

5 yeu to giup mo rong kinh doanh toan cau hieu qua

5 Yếu Tố Then Chốt Giúp Doanh Nghiệp Mở Rộng Kinh Doanh Toàn Cầu Hiệu Quả

Làm thế nào để doanh nghiệp vươn tầm thế giới? Khám phá 5 yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh toàn cầu thành công. Đọc ngay!

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
12/11/2024
Mo rong kinh doanh quoc te cho doanh nghiep Viet Nam

Mở Rộng Kinh Doanh Quốc Tế: Bước Đi Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp Việt Nam

Tại sao doanh nghiệp Việt Nam nên mở rộng kinh doanh quốc tế? Đâu là những thị trường tiềm năm cho doanh nghiệp phát triển bền vững? Tìm hiểu ngay!

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
04/11/2024
Thanh toán kỹ thuật số tại Châu Á

Tìm Hiểu Sự Phức Tạp Trong Thanh Toán Kỹ Thuật Số Tại Châu Á

Tìm hiểu về sự phức tạp trong thanh toán kỹ thuật số tại châu Á, và những chiến lược giúp doanh nghiệp quốc tế biến khó khăn thành cơ hội tại thị trường năng động này.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
27/08/2024
Giữ vững bản sắc văn hóa cho doanh nghiệp toàn cầu

Chiến Lược Giữ Vững Bản Sắc Văn Hóa Khi Phát Triển Ra Quốc Tế

Làm sao để giữ vững bản sắc văn hóa khi phát triển ra toàn cầu? Tìm hiểu các giải pháp tối ưu từ những thương hiệu thế giới cho di sản của doanh nghiệp vươn ra quốc tế.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
23/08/2024
placeholder

Giải Pháp Thương Mại Điện Tử Định Hình Kinh Doanh Trong Tương Lai

Thương mại điện tử đã chuyển mình từ một thí nghiệm nhỏ lẻ trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh doanh toàn cầu. Bài viết này sẽ khám phá những giải pháp thương mại điện tử mới nhất đang định hình tương lai của chúng ta. Ngày nay, các nền tảng […]

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
22/08/2024
Quản trị và chuẩn mực đạo đức tại thị trường Châu Á

Quản Trị Và Chuẩn Mực Đạo Đức Cho Các Doanh Nghiệp Toàn Cầu Tại Châu Á

Các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động tại châu Á có thể nâng cao uy tín và phát triển bền vững khi tập trung vào quản trị và tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
16/08/2024
placeholder

Tác Động Của Thành Phố Thông Minh Đến Doanh Nghiệp Châu Á

Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên khắp châu Á, từ đó, khái niệm thành phố thông minh cũng thay đổi cách chúng ta sinh sống, làm việc và kinh doanh. Bằng cách tận dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp dựa trên dữ liệu, những thành phố thông […]

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
14/08/2024
Đổi mới Fintech tại thị trường Châu Á

Đổi Mới Fintech Tại Thị Trường Châu Á: Doanh Nghiệp Cần Lưu Ý Gì?

Khám phá những đổi mới và xu hướng trong lĩnh vực fintech đang thay đổi hoạt động kinh doanh tại Châu Á, và học cách áp dụng chúng để dẫn đầu thị trường.

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
13/08/2024
placeholder

Điện Toán Đám Mây: Nâng Tầm Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Doanh Nghiệp Việt

Doanh nghiệp Việt Nam đang bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, cũng như đặt ra tiêu chuẩn cho sự đổi mới và hiệu quả. Và tâm điểm của sự chuyển đổi này chính là điện toán đám mây. Điện toán đám mây (Cloud computing) là một công cụ mạnh mẽ, cho phép các tổ […]

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
09/08/2024
placeholder

5 Xu Hướng Công Nghệ Đang Định Hình Tương Lai Khởi Nghiệp Tại Châu Á

Tốc độ phát triển công nghệ nhanh chóng đã biến Châu Á trở thành “điểm nóng” cho các giải pháp đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực khởi nghiệp. Những cải tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing) đến công nghệ tài chính (fintech), cung cấp cho các startup […]

articles-icon
Bài Viết Hướng Dẫn
06/08/2024